Số lượt truy cập
Thống kê: 398.831
Trong tháng: 73.192
Trong tuần: 13.979
Trong ngày: 1.179
Online: 37

Chiều ngày 07/5, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Hội đồng KH&CN tư vấn, giao trực tiếp đề tài cấp cơ sở: Xây dựng mô hình vịt kiêm dụng PT (Vịt đực Đốm Việt Nam x Vịt cái SM (CV-Super Meat) Vương Quốc Anh) trên đệm lót sinh học tại huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk. Đề tài do Chi cục Chăn nuôi và Thú y Đắk Lắk chủ trì thực hiện, KS. Nguyễn Nam làm chủ nhiệm đề tài.

Toàn cảnh Hội đồng KH&CN tư vấn, giao trực tiếp đề tài

Mô hình vịt kiêm dụng PT (Vịt đực Đốm Việt Nam x Vịt cái SM (CV-Super Meat) Vương Quốc Anh) trên đệm lót sinh học được thực hiện theo tài liệu về chăn nuôi vịt an toàn sinh học thuộc Dự án phát triển chăn nuôi thủy cầm an toàn sinh học của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020).

Vịt Đốm Việt Nam còn gọi là vịt Pất Lài, vịt Nàng là giống vịt kiêm dụng trứng – thịt, có nguồn gốc từ Lạng Sơn, được công nhận là một trong 59 giống vật nuôi được bảo tồn và phát triển ở Việt Nam. Vịt Đốm tỷ lệ thịt xẻ thấp đến 10 tuần tuổi có 65,9% và tiêu tốn thức ăn là 2,9 kg/kg khối lượng, là giống vịt được đồng bào dân tộc ít người nuôi phổ biến ở Lạng Sơn, có chất lượng thịt thơm ngon, tầm vóc trung bình.

KS. Nguyễn Nam - Chủ nhiệm đề tài bảo vệ thuyết minh đề cương

Vịt SM hay còn gọi là CV-Super Meat là giống vịt chuyên thịt được nhập vào Việt Nam từ hãng Chery Valley của Vương quốc Anh. Vịt có màu lông trắng, mỏ và chân màu vàng nhạt. Đây là giống vịt dễ nuôi, ăn tạp, khả năng tận dụng thức ăn cao, lớn rất nhanh, thịt ngon, nuôi khoảng 45-50 ngày tuổi có thể đạt trọng lượng 3-3,5 kg/con, khả năng chống chịu bệnh khá tốt, tỷ lệ sống cao và có giá trị kinh tế, vịt có ngoại hình đẹp, chân vàng, lông trắng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

Mục tiêu của đề tài là xây dựng mô hình nuôi vịt kiêm dụng PT (Vịt đực Đốm Việt Nam x Vịt cái SM Vương quốc Anh) trên đệm lót sinh học tại huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk nhằm nâng cao thu nhập, tạo điều kiện để người chăn nuôi tại địa phương thay đổi cách chăn nuôi truyền thống, mang lại hiệu quả kinh tế cao, từng bước xóa đói giảm nghèo. Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt thịt trên cạn, sử dụng đệm lót sinh học, tạo ra sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm nước, thích ứng với biến đổi khí hậu, hạn chế lây lan dịch bệnh. Ngoài ra, chăn nuôi vịt thịt trên cạn sử dụng đệm lót sinh học còn góp phần làm giảm mùi hôi, không ô nhiễm môi trường và nguồn nước, giảm ruồi, muỗi trong chuồng nuôi và môi trường xung quanh, tiết kiệm nguồn nước.

TS. Đinh Khắc Tuấn - Chủ tịch Hội đồng phát biểu kết luận các góp ý của thành viên Hội đồng

Sau khi đại diện Ban chủ nhiệm bảo vệ thuyết minh đề cương đề tài, các thành viên Hội đồng đã tư vấn, nhận xét, góp ý và thống nhất cho phép thực hiện đề tài. Tuy nhiên, Hội đồng yêu cầu Ban chủ nhiệm đề tài chỉnh sửa, bổ sung một số nội dung như: Tính cấp thiết của đề tài; tổng quan tình hình nghiên cứu; vai trò, quy trình sử dụng đệm lót sinh học; quy trình chế biến thức ăn....

Theo Sở KH&CN Đắk Lắk


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.