Số lượt truy cập
Thống kê: 403.158
Trong tháng: 61.990
Trong tuần: 12.790
Trong ngày: 639
Online: 7

Nghiên cứu định lượng khả năng lưu trữ CO2 của các trạng thái rừng và vùng trồng cao su tỉnh Đắk Lắk sử dụng dữ liệu ảnh vệ tinh viễn thám Landsat


Tỉnh/thành phố cung cấp phiếu/thông tin:    Đắk Lắk

1 Tên Báo cáo KQNC *: Nghiên cứu định lượng khả năng lưu trữ CO2 của các trạng thái rừng và vùng trồng cao su tỉnh Đắk Lắk sử dụng dữ liệu ảnh vệ tinh viễn thám Landsat
2 Cấp quản lý đề tài *: Tỉnh/Thành phố
3 Mã số đề tài (nếu có): Thuộc Chương trình (nếu có):
4 Cơ quan chủ trì đề tài : Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Địa chỉ: Số 41A Phú Diễn, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà NộiĐiện thoại: 02438 370598

5 Cơ quan phối hợp nghiên cứu (nếu có): Viện Nghiên cứu Tài nguyên và Biến đổi Khí hậu
6 Chủ nhiệm đề tài *: TS. Dương Đăng Khôi
7 Danh sách cá nhân tham gia nghiên cứu :

Họ và tên

Học hàm, học vị

Giới tính

Đào Văn Khánh

Tiến sĩ

Nam

Nguyễn Thế Hưng

PGS.Tiến sĩ

Nam

Nguyễn Đắc Bình Minh

Tiến sĩ

Nam

Trần Xuân Biên

Tiến sĩ

Nam

Bùi Đắc Thuyết

Tiến sĩ

Nam

Nguyễn Văn Nam

Tiến sĩ

Nam

Nguyễn Thị Thanh Hương

PGS.Tiến sĩ

Nữ

Hoàng Đình Hương

Tiến sĩ

Nam

Nguyễn Ngọc Hồng

Thạc sĩ

Nam

8

Mục tiêu của nhiệm vụ *:

*Mục tiêu chung

Đề tài nghiên cứu đóng góp cơ sở khoa học và thực tiễn trong thực hiện chi trả dịch vụ lưu giữ cacbon của rừng tự nhiên và rừng cao su; góp phần tạo động lực kinh tế cho các đơn vị quản lý và bảo vệ rừng nhằm phát triển rừng bền vững tại tỉnh Đắk Lắk.

*Mục tiêu cụ thể

  • Nghiên cứu định lượng khả năng lưu giữ cacbon của một số kiểu rừng tự nhiên và rừng cao su trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

  • Nghiên cứu lượng giá dịch vụ lưu giữ cacbon các loại rừng tự nhiên và rừng cao su trên địa

  • bàn tỉnh và đề xuất giải pháp chi trả dịch vụ lưu trữ cacbon nhằm đóng góp cơ sở tạo động lực nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng rừng và đất lâm nghiệp theo hướng thích ứng biến đổi khí hậu.

Kết quả thực hiện *:

Qua nghiên cứu xây dựng mô hình định lượng cacbon sinh khối rừng, nghiên cứu đã xây dựng và lựa chọn được 7 mô hình hồi tuyến tính bội tiềm năng có thể được ứng dụng để ước tính AGB rừng tự nhiên và rừng cao su trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

AGB = 519,204 + 0,023*B1 – 0,022*B3 – 0,057*B4 [1]

AGB = 203,131*CI_green + 0,038*B1 – 0,034*B3 – 120,178 [2]

AGB = 1253,445 – 0,068*B1 - 0,081*B2 + 225,652*CIgreen [3]

AGB = 850,859 + 221,865*CIgreen – 0,097*B2 – 0,008*B6 [4]

AGB = 474,979 – 0,012*B1 – 0,036*B4 [5]

AGB = 86,04 + 359,946*NDVI – 0,012*B1 [6]

AGB = 0,023*B5 - 0,014*B2 – 140, 161 [7]

Kết quả kiểm định các mô hình chọn được 03 mô hình tối ưu là mô hình [1], [3], [5] vì các mô hình này có sai số chuẩn RMSE nhỏ nhất. Những mô hình này được khuyến nghị áp dụng ước tính sinh khối bề mặt với rừng LRRL [1], LRTX [3] và rừng cao su [5] tại tỉnh Đắk Lắk. Đánh giá dự báo sinh khối bề mặt rừng sử dụng các mô hình này cho thấy rừng LRTX có trữ lượng cao nhất (bình quân là 239, 06 tấn/ha), rừng lá rộng rụng lá (bình quân là 100,60 tấn/ha) và rừng cao su (bình quân là 103,66 tấn/ha) có giá trị xấp xỉ nhau.

Đánh giá trữ lượng cacbon đất rừng tự nhiên và rừng cao su sử dụng mô hình RothC cho thấy các trạng thái rừng tự nhiên và rừng cao su của tỉnh Đắk Lắk có khả năng lưu trữ 15.419.969,79 tấn cacbon hữu cơ.

Kết quả đánh giá tổng hợp thực trạng lưu giữ cacbon của rừng tự nhiên và rừng cao su năm 2020 cho biết tỉnh Đắk Lắk hiện đang lưu giữ khoảng 64,66 triệu tấn cacbon. Dự báo rừng tự nhiên và cao su có khả năng tăng mức lưu giữ cacbon đến 77,57 triệu tấn cacbon vào năm 2030. Nguyên nhân chính của sự gia tăng lượng lưu giữ cacbon là sự gia tăng sinh khối bề mặt rừng, đặc biệt là các trạng thái rừng lá rộng thường xanh, rừng lá rộng thường xanh trung bình. Ngoài ra, kịch bản quy hoạch rừng dự kiến đưa toàn bộ diện tích đất trống (khoảng 63,000 ha) thành rừng trước năm 2030.

Kết quả định lượng giá dịch vụ lưu giữ CO2 của rừng tự nhiên và rừng cao su cho thấy trạng thái TXG có giá trị kinh tế lớn nhất, kế đến là TXB, TXN, RLN, RLB, RLK, rừng cao su. Nhìn chung, rừng lá rộng thường xanh có giá trị lưu giữ CO2 cao hơn rừng lá rộng rụng lá và rừng cao su. Theo hiện trạng, tổng giá trị kinh tế rừng tự nhiên và cao su của tỉnh Đắk Lắk ước tính biến động từ 1.155,85 triệu USD đến 6.929,37 triệu USD. Theo kịch bản quy hoạch, tổng giá trị kinh tế rừng tự nhiên và cao su của tỉnh Đắk Lắk ước tính biến động từ 1.426,16 triệu USD đến 8.551,21 triệu USD.

9 Thời gian thực hiện : 01/2021- 06/2023
10 Nơi viết BC : Hà Nội
11 Nơi lưu giữ báo cáo : VN- Sở KH&CN tỉnh Đắk Lắk, Trung tâm Thông tin - Ứng dụng KH&CN Đắk Lắk
12 Các sản phẩm đăng ký lưu giữ*:
  1. Báo cáo tổng hợp KQNC (quyển + bản điện tử): 02 quyển báo cáo toàn văn + 01 file điện tử
  2. Phụ lục (quyển + bản điện tử):
  3. Bản đồ (quyển, tờ):
  4. Bản vẽ (quyển, tờ):
  5. Ảnh (quyển, chiếc):
  6. Báo cáo tổng hợp chuyên đề nghiên cứu (bản điện tử):
  7. Báo cáo đề tài nhánh (bản điện tử):
  8. Khác: Biên bản đánh giá, nghiệm thu kết quả nhiệm vụ KHCN cấp tỉnh; Phiếu đăng ký (mẫu số 5).
13 Lĩnh vực nghiên cứu: KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
14 Ngày nộp hồ sơ đăng ký KQNC: 5/23/2023 7:00:00 PMNgày cấp đăng ký KQNC: 5/29/2023 7:00:00 PM
15 Số Giấy chứng nhận đăng ký KQNC*: 128/15/2023/ĐK-KQKHCN
16 Số Quyết định: 47/QĐ-TTƯDNgày Quyết định: 5/29/2023 7:00:00 PM

File đính kèm khác (file rar): Tải về