Số lượt truy cập
Thống kê: 402.970
Trong tháng: 61.597
Trong tuần: 12.790
Trong ngày: 246
Online: 12

Vai trò gia đình, nhà trường và xã hội trong phòng, chống bạo lực học đường trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk


Tỉnh/thành phố cung cấp phiếu/thông tin:    Đắk Lắk

1 Tên Báo cáo KQNC *: Vai trò gia đình, nhà trường và xã hội trong phòng, chống bạo lực học đường trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
2 Cấp quản lý đề tài *: Tỉnh/Thành phố
3 Mã số đề tài (nếu có): Thuộc Chương trình (nếu có):
4 Cơ quan chủ trì đề tài : Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Đắk Lắk

Địa chỉ: Số 08 Nguyễn Tất Thành, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk LắkĐiện thoại: 02623 852106

5 Cơ quan phối hợp nghiên cứu (nếu có): Tỉnh đoàn Đắk Lắk; Phòng An ninh, chính trị nội bộ - Công an tỉnh Đắk Lắk.
6 Chủ nhiệm đề tài *: ThS. Phạm Đăng Khoa
7 Danh sách cá nhân tham gia nghiên cứu :

Họ và tên

Học hàm, học vị

Giới tính

Nguyễn Thị Mai Hương

Cử nhân

Nữ

Lê Thị Thảo

Tiến sĩ

Nữ

Đoàn Thị Tâm

PGS. Tiến sĩ

Nữ

Phạm Anh Tuấn

Tiến sĩ

Nam

Lưu Tiến Quang

Thạc sĩ

Nam

Võ Thị Phượng

Thạc sĩ

Nữ

Nguyễn Hoàng Chương

Thạc sĩ

Nam

Đặng Minh Tâm

Tiến sĩ

Nam

Phan Thị Bích Mười

Thạc sĩ

Nữ

8

Mục tiêu của nhiệm vụ *:

Mục tiêu tổng quát

Đề tài nghiên cứu vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong phòng, chống BLHĐ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp nhằm phát huy vai trò gia đình, nhà trường và xã hội trong việc phòng chống BLHĐ trên địa bàn tỉnh trong thời gian sắp tới.

Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc phòng chống BLHĐ.

- Làm rõ thực trạng vai trò gia đình, nhà trường và xã hội và sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc phòng, chống BLHĐ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

- Đề xuất giải pháp phát huy vai trò và nâng cao sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc phòng chống BLHĐ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

- Xây dựng mô hình giả thuyết về sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc phòng chống BLHĐ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

- Xây dựng tài liệu tuyên truyền về phòng, chống BLHĐ. 

Kết quả thực hiện *:

* Khái quát cơ sở lí luận và thực tiễn về vai trò gia đình, nhà trường, xã hội trong việc phòng chống bạo lực học đường.

* Thực trạng vai trò của gia đình, nhà trường, xã hội và sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong phòng, chống bạo lực học đường trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

* Thử nghiệm thí điểm mô hình phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong phòng, chống bạo lực học đường ở Đắk Lắk: Cụ thể hóa, hiện thực hóa các mô hình phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong phòng, chống bạo lực học đường ở Đắk Lắk; đánh giá kết quả thu được, rút ra những ưu điểm, hạn chế và bài học kinh nghiệm trong quá trình thử nghiệm. Từ đó, khẳng định tính hiệu quả và tính khả thi của những mô hình đã đề xuất trong việc góp phần giải quyết những tồn tại của thực tiễn và nâng cao chất lượng giáo dục phòng, chống BLHĐ hiện nay ở các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh.

* Xây dựng bộ tài liệu về giáo dục phòng, chống bạo lực học đường

+ Bộ Tài liệu về giáo dục phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh tiểu học

+ Bộ Tài liệu về giáo dục phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông.

- Đề xuất 05 giải pháp phát huy vai trò gia đình, nhà trường và xã hội trong việc phòng, chống BLHĐ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Bao gồm: (1) Giải pháp nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ quản lí, GV, phụ huynh và các tổ chức xã hội về tầm quan trọng của sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong phòng, chống BLHĐ. (2) Giải pháp xây dựng kế hoạch phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong phòng, chống BLHĐ. (3) Giải pháp tăng cường nguồn lực cho hoạt động phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong phòng, chống BLHĐ. (4) Giải pháp tăng cường kiểm tra, đánh giá sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong phòng, chống BLHĐ. (5) Giải pháp xây dựng mô hình giả thuyết về sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc phòng, chống BLHĐ: Mô hình phối hợp lấy gia đình làm trung tâm: “Cha mẹ cùng con phòng, chống BLHĐ”; Mô hình phối hợp lấy nhà trường làm trung tâm “Mỗi tháng một chủ đề phòng, chống BLHĐ”; Mô hình phối hợp lấy chính quyền làm trung tâm “Mỗi quý một chuyên đề tuyên truyền phòng, chống BLHĐ”. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng đã xây dựng Bộ tài liệu tuyên truyền về phòng, chống BLHĐ: tài liệu dành cho học sinh TH và tài liệu dành cho học sinh trung học.

9 Thời gian thực hiện : 10/2020- 04/2023
10 Nơi viết BC : Đắk Lắk
11 Nơi lưu giữ báo cáo : VN- Sở KH&CN tỉnh Đắk Lắk, Trung tâm Thông tin - Ứng dụng KH&CN Đắk Lắk
12 Các sản phẩm đăng ký lưu giữ*:
  1. Báo cáo tổng hợp KQNC (quyển + bản điện tử): 02 quyển báo cáo toàn văn + 01 file điện tử
  2. Phụ lục (quyển + bản điện tử):
  3. Bản đồ (quyển, tờ):
  4. Bản vẽ (quyển, tờ):
  5. Ảnh (quyển, chiếc):
  6. Báo cáo tổng hợp chuyên đề nghiên cứu (bản điện tử):
  7. Báo cáo đề tài nhánh (bản điện tử):
  8. Khác: Biên bản đánh giá, nghiệm thu kết quả nhiệm vụ KHCN cấp tỉnh; Phiếu đăng ký (mẫu số 5).
13 Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học giáo dục
14 Ngày nộp hồ sơ đăng ký KQNC: 5/15/2023 7:00:00 PMNgày cấp đăng ký KQNC: 5/19/2023 7:00:00 PM
15 Số Giấy chứng nhận đăng ký KQNC*: 125/12/2023/ĐK-KQKHCN
16 Số Quyết định: 40/QĐ-TTƯDNgày Quyết định: 5/19/2023 7:00:00 PM

File đính kèm khác (file rar): Tải về