Số lượt truy cập
Thống kê: 402.990
Trong tháng: 61.651
Trong tuần: 12.790
Trong ngày: 300
Online: 18

Nghiên cứu điều chế các dạng chế phẩm từ cây đinh lăng (Polyscias Fruticosa (L.) Harms) trồng tại Đắk Lắk


Tỉnh/thành phố cung cấp phiếu/thông tin:    Đắk Lắk

1 Tên Báo cáo KQNC *: Nghiên cứu điều chế các dạng chế phẩm từ cây đinh lăng (Polyscias Fruticosa (L.) Harms) trồng tại Đắk Lắk
2 Cấp quản lý đề tài *: Tỉnh/Thành phố
3 Mã số đề tài (nếu có): Thuộc Chương trình (nếu có):
4 Cơ quan chủ trì đề tài : Trường Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột

Địa chỉ: Số 298 Hà Huy Tập, phường Tân An, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk LắkĐiện thoại: 02623 986688

5 Cơ quan phối hợp nghiên cứu (nếu có):
6 Chủ nhiệm đề tài *: ThS. Lê Trung Khoảng
7 Danh sách cá nhân tham gia nghiên cứu :

Họ và tên

Học hàm, học vị

Giới tính

Cù Lê Nguyên

Thạc sĩ

Nam

Lê Minh Quân

Tiến sĩ

Nam

Trần Nguyễn Tuấn Anh

Thạc sĩ

Nam

Nguyễn Thị Hải Yến

Tiến sĩ

Nữ

Hoàng Thị Thu Huyền

Thạc sĩ

Nữ

Nguyễn Thị Trang

Thạc sĩ

Nữ

Huỳnh Văn Chung

Thạc sĩ

Nam

Huỳnh Thị Như Quỳnh

Thạc sĩ

Nữ

Hà Hoàng Anh Vĩnh

Dược sĩ

Nam

Hoàng Thúy Bình

Thạc sĩ

Nữ

8

Mục tiêu của nhiệm vụ *:

Mục tiêu tổng quát: Xây dựng được công thức và quy trình điều chế các dạng chế phẩm viên nang, viên nén và cốm phân tán làm thực phẩm chức năng từ cao chiết của cây Đinh lăng (Polyscias fruticosa (L.) Harms).

Mục tiêu cụ thể:

  • Xây dựng được quy trình thu hái và xử lý dược liệu để làm nguyên liệu cho quá trình điều chế.

  • Xây dựng được bộ tiêu chuẩn cơ sở của nguyên liệu đầu vào.

  • Xây dựng được quy trình chiết xuất đã được tối ưu hóa nhằm thu được cao định chuẩn có chất lượng phù hợp để làm đầu vào cho điều chế các dạng chế phẩm.

  • Chứng minh được hoạt tính sinh học của cao định chuẩn trên mô hình động vật.

  • Xây dựng được công thức và quy trình điề g.u chế viên nén, viên nang và cốm phân tán thực phẩm chức năng từ cao định chuẩn của cây Đinh lăng

Kết quả thực hiện *:

1. Thẩm định được qui trình định lượng OA cho dược liệu Đinh lăng: pha động: acetonitril - nước (90:10). Tốc độ dòng 1,3 ml/phút. Thể tích tiêm 10 µl. Bước sóng phát hiện 205 nm; detector PDA.

2. Xây dựng quy trình xử lý dược liệu để làm nguyên liệu cho quá trình điều chế:

  • Đã lựa chọn được địa điểm thu mẫu là xã Ea Kpam, huyện Cư M’gar.

  • Xác định được thời điểm thu hái là tháng 11

  • Lựa chọn được phương pháp làm khô là phơi tự nhiên

3. Xây dựng bộ tiêu chuẩn cơ sở của nguyên liệu đầu vào

  • Đã định danh được dược liệu với 3 phương pháp: thực vật (vi phẫu, soi bột), hóa học (định tính nhóm hoạt chất) và sinh học (so sánh ADN).

  • Đã xây dựng bộ tiêu chuẩn cơ sở của dược liệu đầu vào dựa theo hướng dẫn của DĐVN V

4. Nghiên cứu tối ưu hóa quy trình chiết xuất cao định chuẩn làm đầu vào cho điều chế chế phẩm

  • Đã khảo sát và tối ưu hóa qui trình chiết lá Đinh lăng: phương pháp chiết nóng ở 50 °C, dung môi ethanol 70%, tỷ lệ DM/DL 10/1, thời gian chiết 116 phút.

  • Đã khảo sát và tối ưu hóa qui trình chiết rễ và thân Đinh lăng: phương pháp ngấm kiệt, dung môi ethanol 47%, tỷ lệ DM/DL 10/1, thời gian ngâm 36 giờ.

  • Đã tiêu chuẩn hóa được cao chiết toàn cây Đinh lăng.

5. Nghiên cứu độc tính và hoạt tính sinh học của cao định chuẩn trên động vật thử nghiệm

  • Đã đánh giá được độc tính cấp của cao toàn cây Đinh lăng với liều cao nhất không gây chết ở chuột là LD0 = 13,08 g cao/kg chuột.

  • Đã chứng minh được tác dụng bảo vệ gan, giảm lipid máu của cao chiết toàn cây Đinh lăng trên chuột nhắt trắng ở liều 100-200 mg/kg.

6. Nghiên cứu điều chế viên nén chứa cao định chuẩn Đinh lăng

  • Đã khảo sát sự ảnh hưởng của tá dược và xác định được công thức của viên nén chứa cao đinh lăng.

  • Đã xác định được các thông số của qui trình sản xuất viên nén: xát hạt ướt qua rây 1,5 mm và sửa hạt qua rây 1,25 mm; sấy ở 60-65ºC trong giai đoạn đầu của quá trình sấy, khi cốm đạt độ ẩm dưới 5%, giảm nhiệt độ sấy về 55 ºC.

  • Đã xây dựng được tiêu chuẩn cho viên nén chứa cao Đinh lăng

7. Nghiên cứu điều chế viên nang chứa cao định chuẩn Đinh lăng

  • Đã khảo sát sự ảnh hưởng của tá dược và xác định được công thức của viên nang chứa cao đinh lăng.

  • Đã xác định được các thông số của qui trình sản xuất viên nang: xát cốm qua rây 1,25 mm.Sấy cốm ở 50oC cho đến khi độ ẩm của cốm < 8% thì tăng nhiệt độ sấy cốm đến 60oC, tiếp tục sấy sấy cốm cho đến khi độ ẩm cốm < 2%.

  • Đã xây dựng được tiêu chuẩn cho viên nang chứa cao Đinh lăng

8. Nghiên cứu điều chế cốm phân tán chứa cao định chuẩn Đinh lăng

  • Đã khảo sát và lựa chọn được tá dược điều vị và tá dược tạo ngọt, và xây dựng được công thức cốm hòa tan chứa cao đinh lăng.

  • Đã xácđịnh được các thông số của qui trình sản xuất cốm: cỡrây xát cốm ướt là rây 1,0 mm, nhiệt độ sấy cốm Đinh lăng trong giai đoạn sấy là 60 °C.

  • Đã xây dựng được tiêu chuẩn cho cốm hòa tan Đinh lăng

9 Thời gian thực hiện : 01/2020- 11/2022
10 Nơi viết BC : Đắk Lắk
11 Nơi lưu giữ báo cáo : VN- Sở KH&CN tỉnh Đắk Lắk, Trung tâm Thông tin - Ứng dụng KH&CN Đắk Lắk
12 Các sản phẩm đăng ký lưu giữ*:
  1. Báo cáo tổng hợp KQNC (quyển + bản điện tử): 02 quyển báo cáo toàn văn + 01 file điện tử
  2. Phụ lục (quyển + bản điện tử):
  3. Bản đồ (quyển, tờ):
  4. Bản vẽ (quyển, tờ):
  5. Ảnh (quyển, chiếc):
  6. Báo cáo tổng hợp chuyên đề nghiên cứu (bản điện tử):
  7. Báo cáo đề tài nhánh (bản điện tử):
  8. Khác: Biên bản đánh giá, nghiệm thu kết quả nhiệm vụ KHCN cấp tỉnh; Phiếu đăng ký (mẫu số 5).
13 Lĩnh vực nghiên cứu: Dược học
14 Ngày nộp hồ sơ đăng ký KQNC: 4/5/2023 7:00:00 PMNgày cấp đăng ký KQNC: 4/11/2023 7:00:00 PM
15 Số Giấy chứng nhận đăng ký KQNC*: 123/10/2023/ĐK-KQKHCN
16 Số Quyết định: 26/QĐ-TTƯDNgày Quyết định: 4/11/2023 7:00:00 PM

File đính kèm khác (file rar): Tải về