Số lượt truy cập
Thống kê: 403.001
Trong tháng: 61.664
Trong tuần: 12.790
Trong ngày: 313
Online: 11

Ứng dụng khoa học công nghệ trồng và chế biến ngô sinh khối làm thức ăn phục vụ cho phát triển chăn nuôi đại gia súc tại huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk


Tỉnh/thành phố cung cấp phiếu/thông tin:    Đắk Lắk

1 Tên Báo cáo KQNC *: Ứng dụng khoa học công nghệ trồng và chế biến ngô sinh khối làm thức ăn phục vụ cho phát triển chăn nuôi đại gia súc tại huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk
2 Cấp quản lý đề tài *: Cơ sở
3 Mã số đề tài (nếu có): Thuộc Chương trình (nếu có):
4 Cơ quan chủ trì đề tài : Trạm Khuyến nông huyện Ea Kar

Địa chỉ: Số 16 Quang Trung, Thị trấn Ea Kar, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk LắkĐiện thoại: 0905 159773

5 Cơ quan phối hợp nghiên cứu (nếu có):
6 Chủ nhiệm đề tài *: KS. Nguyễn Văn Kiên
7 Danh sách cá nhân tham gia nghiên cứu :

Họ và tên

Học hàm, học vị

Giới tính

Vương Khả Hùng

Kỹ sư

Nam

Lê Thị Quỳnh Nhung

Kỹ sư

Nữ

Y Ngăn Niê

Kỹ sư

Nam

Nguyễn Văn Vinh

Cử nhân

Nam

8

Mục tiêu của nhiệm vụ *:

Mục tiêu tổng quát:

Ứng dụng đồng bộ các giải pháp về Công nghệ - Kỹ thuật đảm bảo đầu tư chi phí thấp, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi đại gia súc.

Mục tiêu cụ thể:

  • Xây dựng thành công mô hình trồng và chế biến cây ngô sinh khối làm thức ăn chăn nuôi cho đại gia súc.

  • Chuyển giao công nghệ kỹ thuật cho 150 hộ dân nuôi Bò.

  • Tổ chức hội thảo khoa học và nhân rộng ứng dụng cho 100 đại biểu.

  • Hoàn thiện tài liệu hướng dẫn kỹ thuật.

  • Tuyên truyền cho người dân thông qua phóng sự, đài báo.

Kết quả thực hiện *:

  • Xây dựng thành công mô hình: Sản xuất ngô sinh khối; Ủ chua cây ngô sinh khối; Cho bò ăn cây ngô sinh khối trực tiếp cho 24 hộ trên địa bàn 7 xã.

+ Hướng dẫn chủ hộ chuẩn bị đất sản xuất ngô sinh khối, vị trí ủ cây ngô, chuồng trại nuôi bò, xử lý môi trường theo đúng yêu cầu kỹ thuật đảm bảo cho vật nuôi sinh sống và phát triển.

+ Hướng dẫn kỹ thuật hợp lý nhằm thuận tiện cho việc chăm sóc.

+ Các hộ dân được đầu tư mô hình có diện tích đất trồng ngô từ 0.1-0.5 ha, có nuôi từ 2 con bò trở lên.

  • Tổ chức thành công 3 buổi tập huấn tại 3 địa phuơng để huớng dẫn kỹ thuật cho 150 hộ chăn nuôi bò có đất trồng ngô. Chuyển giao công nghệ trồng và chế biến ngô sinh khối cho hầu hết các hộ nuôi trâu bò, đặc biệt các trại nuôi bò vỗ béo.

  • Trong điều kiện sản xuất ngô sinh khối so với sản xuất ngô lấy hạt thì thời gian sản xuất ngô sinh khối rút ngắn khoảng 30 ngày, chi phí vật tư giảm khoảng 15%, hiệu quả kinh tế tăng trên 30%; đối với việc nuôi bò bằng thức ăn ủ cây ngô sinh khối với thức ăn truyền thống, theo dự kiến trong điều kiện nuôi bò siêu thịt trong thới gian 1 tháng giá trị thức ăn giảm 35% (294.000đ/ tháng). Trong khi đó tăng trọng tăng hơn 8kg/tháng và giá trị gia tăng là 56% (934.000đ/ con/ tháng).

  • Tổ chức đuợc 1 buổi hội thảo đánh giá hiệu quả của mô hình với 100 đại biểu tham dự (thành phần gồm các hộ thực hiện mô hình và các hộ chăn nuôi bò).

9 Thời gian thực hiện : 04/2022- 12/2022
10 Nơi viết BC : Đắk Lắk
11 Nơi lưu giữ báo cáo : VN- Sở KH&CN tỉnh Đắk Lắk, Trung tâm Thông tin - Ứng dụng KH&CN Đắk Lắk
12 Các sản phẩm đăng ký lưu giữ*:
  1. Báo cáo tổng hợp KQNC (quyển + bản điện tử): 01 quyển báo cáo toàn văn + 01 file điện tử
  2. Phụ lục (quyển + bản điện tử):
  3. Bản đồ (quyển, tờ):
  4. Bản vẽ (quyển, tờ):
  5. Ảnh (quyển, chiếc):
  6. Báo cáo tổng hợp chuyên đề nghiên cứu (bản điện tử):
  7. Báo cáo đề tài nhánh (bản điện tử):
  8. Khác: Biên bản đánh giá, nghiệm thu kết quả nhiệm vụ KHCN cấp tỉnh; Phiếu đăng ký (mẫu số 5).
13 Lĩnh vực nghiên cứu: KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
14 Ngày nộp hồ sơ đăng ký KQNC: 3/23/2023 7:00:00 PMNgày cấp đăng ký KQNC: 3/29/2023 7:00:00 PM
15 Số Giấy chứng nhận đăng ký KQNC*: 122/09/2023/ĐK-KQKHCN
16 Số Quyết định: 25/QĐ-TTƯDNgày Quyết định: 3/29/2023 7:00:00 PM

File đính kèm khác (file rar): Tải về