Số lượt truy cập
Thống kê: 403.197
Trong tháng: 59.535
Trong tuần: 11.702
Trong ngày: 63
Online: 29

Nghiên cứu hoàn thiện thiết bị sấy bơm nhiệt có hỗ trợ gia nhiệt bằng nguồn năng lượng tái tạo ứng dụng sấy một số loại nông sản, dược liệu có giá trị kinh tế tại tỉnh Đắk Lắk


1. Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu hoàn thiện thiết bị sấy bơm nhiệt có hỗ trợ gia nhiệt bằng nguồn năng lượng tái tạo ứng dụng sấy một số loại nông sản, dược liệu có giá trị kinh tế tại tỉnh Đắk Lắk

Cấp quản lýTỉnh/Thành phố

2. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Viện Khoa học năng lượng

Địa chỉ: Nhà A9, số 18 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Hà NộiĐiện thoại: 024.37564341

3. Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Đoàn Văn Bình

4. Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu tổng quát:

Nghiên cứu hoàn thiện thiết bị và quy trình sấy một số loại nông sản, dược liệu có giá trị kinh tế cao sử dụng bơm nhiệt có hệ thống hỗ trợ gia nhiệt bằng nguồn năng lượng tái tạo và quy trình chế biến trà mãng cầu, đinh lăng; thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ cao chiết quả mãng cầu kết hợp với một số dược liệu khác; chuyển giao công nghệ; hỗ trợ khởi nghiệp tại tỉnh Đắk Lắk.

Mục tiêu cụ thể:

  • Hoàn thiện được thiết kế và gia công chế tạo thiết bị sấy sử dụng bơm nhiệt có hệ thống hỗ trợ gia nhiệt bằng nguồn năng lượng từ biomass và mặt trời, có khả năng sấy đa dạng nhiều loại nông sản, dược liệu; giảm chi phí năng lượng so với thiết bị sấy sử dụng bơm nhiệt và hỗ trợ gia nhiệt bằng điện trở nhiệt.

  • Xây dựng được các quy trình sấy một số sản phẩm nông sản, dược liệu điển hình, có giá trị kinh tế cao (xoài, mãng cầu xiêm, nghệ thái lát, củ đinh lăng thái lát, lá đinh lăng);

  • Hoàn thiện quy trình chế biến trà mãng cầu, đinh lăng; sản xuất thử nghiệm trà mãng cầu xiêm, đinh lăng và một số dược liệu phụ trộn làm thực phẩm bảo vệ sức khỏe phục hồi sức khỏe và giảm cân)

  • Xây dựng quy trình sản xuất chè nhúng từ mãng cầu, đinh lăng, lá sen, trái nhàu

  • Nghiên cứu tỷ lệ phối trộn tạo trà hòa tan và TP bảo vệ sức khỏe dạng viên nang cứng từ cao mãng cầu, cao đinh lăng, cao trái nhàu, cao lá sen hỗ trợ giảm cân

  • Hoàn thiện quy trình công nghệ chế biến thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ cao chiết tổng hợp từ mãng cầu kết hợp với một số dược liệu khác.

  • Hỗ trợ khởi nghiệp cho 01 doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh tại tỉnh Đắk Lắk.

5. Nội dung nghiên cứu chính:

Nội dung 1: Nghiên cứu, hoàn thiện thiết kế hệ thống sấy

  • Công việc 1: Thiết kế cải tiến hệ thống cấp nhiệt bằng biomass

  • Công việc 2: Thiết kế cải tiến buồng sấy và tổ chức vào - ra sản phẩm sấy

  • Công việc 3: Thiết kế tối ưu hóa tổ hợp các nguồn năng lượng và tích hợp hệ thống sấy

Nội dung 2: Gia công chế tạo hệ thống sấy (mua sắm vật tư, linh kiện, thuê gia công, giám sát gia công thiết bị, kiểm định thiết bị)

  • Công việc 1: Gia công hệ thống buồng sấy và hệ thống cấp nhiệt biomass

  • Công việc 2: Thử nghiệm sấy kiểm tra hệ thống

  • Công việc 3: Gia công, hoàn thiện hệ thống sấy tích hợp bơm nhiệt và năng lượng bức xạ mặt trời.

Nội dung 3: Khảo sát thực địa tại Đắk Lắk

  • Công việc 1: Khảo sát một số cơ sở sấy nông sản và dược liệu tại Đắk Lắk về công nghệ sấy, tiêu hao năng lượng và lựa chọn công nghệ sấy phù hợp để hoàn thiện quy trình sấy nông sản, dược liệu đã chọn;

  • Công việc 2: Phân tích một số tính chất đặc trưng của các sản phẩm ((xoài, mãng cầu xiêm, nghệ, lá đinh lăng, củ đinh lăng) có tính bản địa tại Đắk Lắk;

Nội dung 4: Sấy thực nghiệm và xây dựng các quy trình sấy các sản phẩm (xoài, mãng cầu xiêm, nghệ thái lát, lá đinh lăng, củ đinh lăng thái lát).

  • Công việc 1: Sấy thử nghiệm các loại nông sản, dược liệu đã chọn (xoài, mãng cầu xiêm, nghệ thái lát, lá đinh lăng, củ đinh lăng thái lát)

  • Công việc 2: Phân tích một số tính chất đặc trưng của sản phẩm sấy và xây dựng tiêu chuẩn cơ sở ứng với các loại nông sản, dược liệu (xoài, mãng cầu xiêm, nghệ, lá đinh lăng, củ đinh lăng)

  • Công việc 3: Xây dựng các quy trình sấy các loại nông sản đã chọn (xoài, mãng cầu xiêm, nghệ thái lát, lá đinh lăng, củ đinh lăng thái lát)

Nội dung 5: Hoàn thiện quy trình chiết cao quả mãng cầu, đinh lăng và một số loại dược liệu phụ trợ với quy mô sản xuất (100 kg nguyên liệu/mẻ).

  • Công việc 1: Hoàn thiện quy trình tách phân đoạn và xác định hàm lượng hoạt chất cao chiết lá quả mãng cầu và thử hoạt tính sinh học của các phân đoạn cao từ lá, quả mãng cầu, đinh lăng tại Đắk Lắk.

  • Công việc 2: Hoàn thiện quy trình chiết cao quả mãng cầu, đinh lăng và một số loại dược liệu (trái nhàu, lá sen) quy mô sản xuất (100 kg nguyên liệu/mẻ);

Nội dung 6: Thử các hoạt tính sinh học và hoạt tính giảm cân của cao chiết mãng cầu, đinh lăng, lá sen, trái nhàu.

  • Công việc 1: Nghiên cứu đánh giá độc tính cấp và độc tính bán trường diễn của mãng cầu, đinh lăng, lá sen, trái nhàu dưới dạng trà (túi lọc, hòa tan và viên nang cứng) hỗ trợ giảm cân.

  • Công việc 2: Thử hoạt tính giảm cân (liều dùng) của cao chiết loài cây mãng cầu, đinh lăng và một số loại dược liệu (trái nhàu, lá sen) trên mô hình chuột..

Nội dung 7: Xây dựng quy trình sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ cao quả mãng cầu, đinh lăng và một số dược liệu (trái nhàu, lá sen) hỗ trợ phục hồi sức khỏe, hỗ trợ bảo vệ gan và giảm cân;

  • Công việc 1: Khảo sát tạo viên nang cứng (5.000 viên) chứa cao (lá, quả) mãng cầu, đinh lăng, trái nhàu, lá sen.

  • Công việc 2: Xây dựng quy trình nghiền tạo hạt 20-40 Mesh và phối trộn tá dược độn và trộn tá dược trơn cao quả mãng cầu, đinh lăng, trái nhàu và lá sen hỗ trợ giảm cân.

  • Công việc 3: Xây dựng quy trình sản xuất tạo TP bảo vệ sức khỏe cao (lá, quả) mãng cầu, đinh lăng, trái nhàu và lá sen hỗ trợ giảm cân quy mô 1.000 hộp ( mỗi hộp 50 viên) viên nang cứng

  • Công việc 4: Xây dựng quy trình sản xuất trà túi lọc từ mãng cầu xiêm, đinh lăng, lá sen, trái nhàu, sản xuất 500 túi loại (100g/túi) hoặc 25.000 túi loại 2 gram/túi trà theo quy trình nói trên;

  • Công việc 5: Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở. Đăng ký thực thẩm bảo vệ sức khỏe tại Bộ Y tế

  • Công việc 6:, Thiết kế bao bì nhãn mác; tế; Tiếp thị, quảng cáo, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm;

Nội dung 8: Xây dựng tài liệu hướng dẫn sử dụng và chuyển giao công nghệ, tổ chức hội thảo, tập huấn chuyển giao công nghệ.

  • Công việc 1: Xây dựng tài liệu hướng dẫn vận hành thiết bị sấy bơm nhiệt có hỗ trợ gia nhiệt sử dụng năng lượng tái tạo để sấy một số loại nông sản, dược liệu có giá trị kinh tế tại Đắk Lắk.

  • Công việc 2: Chuyển giao công nghệ sấy của 05 loại nông sản, dược liệu (xoài, mãng cầu xiêm, củ nghệ thái lát, lá đinh lăng, củ đinh lăng thái lát)

  • Công việc 3: Xây dựng quy trình sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ cao quả mãng cầu, đinh lăng và một số dược liệu (trái nhàu, lá sen) hỗ trợ phục hồi sức khỏe, hỗ trợ bảo vệ gan và giảm cân;

Nội dung 9: Đánh giá hiệu quả kinh tế kỹ thuật của thiết bị sấy và các sản phẩm được tạo ra từ đề tài với điều kiện kinh tế, xã hội của Đắk Lắk.

Nội dung 10: Báo cáo tổng kết và các tài liệu nghiệm thu đề tài.

6. Lĩnh vực nghiên cứu: KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ

7. Phương pháp nghiên cứu:

Đối với nội dung về quy trình sấy các loại nông sản dược liệu áp dụng Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng sau:

Mô hình hóa cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng

Dựa trên số liệu thống kê về sản lượng nông sản, hoa quả, dược liệu và tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch tại địa phương thông qua niên gián thống kê hoặc số liệu thống kê trên các kênh thông tin của sở ban ngành tại Đắk Lắk, kết hợp hình thức phỏng vấn trực tiếp các hộ hoặc cụm hộ gia đình sấy nông sản và dược liệu tại địa phương. Nhằm đánh giá về thực trạng, công nghệ sấy nông sản, hoa quả, dược liệu tại điạ phương ở quy mô sản xuất vừa và nhỏ (quy mô hộ gia đình hoặc cụm hộ gia đình). Từ đó có cái nhìn tổng quan về công nghệ sấy nông sản, hoa quả, dược liệu đang tồn tại ở các cơ sở tại Đắk Lắk và phân tích các mặt thuận lợi, khó khăn khi sử dụng các công nghệ sấy truyền thống từ đó đề xuất công nghệ sấy phù hợp với loại nông sản, hoa quả và dược liệu mang tính chất đặc trưng và có giá trị kinh tế cao tại Đắk Lắk.

Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng:

  • Thiết kế phiếu điều tra khảo sát để tiến hành thực hiện điều tra khảo sát về các nội dung như: công nghệ sấy nông sản, dược liệu sẵn có tại địa phương ở qui mô hộ gia đình và quy mô cụm hộ gia đình.
  • Phân tích số liệu điều tra về mặt công nghệ để đề xuất công nghệ sấy phù hợp với các loại nông sản, dược liệu, hoa quả để giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao giá trị của các sản phẩm mang tính chất đặc trưng của vùng miền.
  • Phân tích về mức tiêu thụ năng lượng cho các sản phẩm sấy với công nghệ hiện có tại địa phương, từ đó đưa ra các giải pháp về lai ghép các nguồn năng lượng bức xạ

mặt trời, biomass và bơm nhiệt để tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp sẵn có giúp giảm tiêu thụ năng lượng hóa thạch (điện), tuy nhiên vẫn đảm bảo tính chất sấy liên tục trong ngày kể cả khi thời tiết không thuận lợi; giúp người dân chủ động trong sản xuất; giảm tiêu thụ năng lượng giúp giảm giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm với thị trường.

  • Tính toán, thiết kế, chế tạo thiết bị sấy bơm nhiệt có hỗ trợ gia nhiệt bằng nguồn năng lượng tái tạo để sấy 05 loại nông sản, dược liệu đã lựa chọn: xoài, mãng cầu xiêm, lá đinh lăng, củ đinh lăng thái lát, nghệ thái lát.

+ Cách tiếp cận 2: tiếp cận hệ thống, tiếp cận thực nghiệm

Thực nghiệm sấy một số loại nông sản, trái cây, dược liệu mang tính chất điển hình tại Đắk Lắk (xoài, mãng cầu xiêm, lá đinh lăng, củ đinh lăng thái lát, nghệ thái lát). Xây dựng quy trình sấy phù hợp cho mỗi loại sản phẩm

Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng:

  • Thực nghiệm quá trình sấy 05 loại sản phẩm kể trên theo các giải công suất 50% tải và 100% tải; quá trình thực nghiệm khoảng 3-5lần đối với từng loại sản phẩm.
  • Ứng với mỗi loại sản phẩm thực nghiệm xác định ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, và tốc độ tác nhân sấy, thời gian sấy ứng với mỗi loại sản phẩm riêng biệt để xác định được chế độ sấy phù hợp với từng loại sản phẩm. Trong đó các khoảng giá trị khảo sát của các thông số như sau: nhiệt độ trong khoảng từ 40-600C; độ ẩm tác nhân sấy thực nghiệm trong khoảng từ 70-30%; tốc độ tác nhân sấy có thể khảo sát trong khoảng từ 0,5- 3m/s;
  • Quá trình thực nghiệm sấy, nguyên liệu được xác định độ ẩm đầu vào và độ ẩm trong quá trình sấy bằng thiết bị phân tích độ ẩm Presica XM- 60 HR; Nhiệt độ tác nhân sấy được đo bằng các cảm biến nhiệt độ cài đặt trong thiết bị, nhiệt độ và độ ẩm đầu ra được tiến hành đo bằng thiết bị đo khí hậu KIMO HD 110 và thiết bị sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC, máy phân tích Bioburden 7000RMS, thiết bị sắc ký khối phổ GC/MS...

+ Cách tiếp cận 3: chuẩn hóa kết quả đầu ra, xây dựng quy trình thực hiện

Nhằm xác định, đánh giá được quy trình chuẩn đối với 05 loại sản phẩm thì quá trình thực nghiệm được kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm cũng như các thông số hoạt động của thiết bị. Để đánh giá được chất lượng sản phẩm so với đối chứng ban đầu, đề tài thực hiện phân tích các chỉ tiêu đầu vào và đầu ra đối với từng loại sản phẩm. Quá trình phân tích được tiến hành thí nghiệm tại đơn vị có chức năng và thẩm quyền được nhà nước công nhận. Từ các kết quả đối chứng về chất lượng kết hợp kết quả phân tích về hiệu quả năng lượng sẽ xác định được quy trình chuẩn của từng loại sản phẩm.

Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng:

  • Phân tích, đánh giá các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm đầu và đầu ra vào bởi phòng phân tích được cấp phép bởi các cơ quan chức năng. 
  • Xây dựng quy trình sấy 05 loại sản phẩm (xoài sấy dẻo, mãng cầu sấy dẻo, lá đinh lăng, củ đinh lăng thái lát, nghệ thái lát) đảm bảo các yêu cầu công nghệ.

b) Đối với nội dung về sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ cao quả mãng cầu, đinh lăng và một số dược liệu khác hỗ trợ phục hồi sức khỏe, hỗ trợ điều trị ung thư, bảo vệ gan và giảm cân, sử dụng các cách tiếp cận sau:

Cách tiếp cận 1: Chủ động đầu vào và tiêu chuẩn hoá nguồn liệu đầu vào

Vấn đề được đặt ra trong đề tài là nhằm đánh giá thực trạng nguồn dược liệu và xác  định hoạt tính ức chế tế bào ung thư của cao tách chiết từ mãng cầu kết hợp với một số loại dược liệu khác. Trên cơ sở đó để xây dựng vườn bảo tồn và định hướng phát triển nguồn dược liệu này. Kết quả của đề tài sẽ tạo cơ sở khoa học để tạo sản phẩm dạng thực phẩm hỗ trợ sức khỏe có vai trò hỗ trợ trong điều trị bệnh ung thư (dạng viên nang) nhằm nâng cao giá trị sử dụng và giá trị kinh tế của nguồn dược liệu từ cây mãng cầu, đinh lăng….

Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng:

+ Thu thập, tổng hợp các số liệu, tài liệu có liên quan nguồn có đến hoạt tính chính của Mãng cầu.

+ Nghiên cứu nguồn Măng cầu xiêm sẵn có tại Đắk Lắk (vỏ quả, thịt quả, hạt, lá Mãng cầu xiêm) về thành phần hoạt tính sinh học chính acetogenin – quy trình phân tích GC-MS và phân tích quang phổ với UV-vis xác định polyphenol và tổng acetogenin ở bước sóng đặc trưng, đặc biệt cho hạt Mãng cầu xiêm ở bước sóng 490nm, định lượng các acetogenin với chất chuẩn motrilin

+ Xây dựng quy trình PTN (<1kg) và Quy trình sản xuất cao hoàn thiện ở quy mô sản xuất (100 kg nguyên liệu/mẻ).

+ Quy trình sản xuất tạo viên nang cứng thực phẩm bảo vệ sức khỏe cao chiết quả mãng cầu (có kết hợp với trái nhàu, phục linh, lá sen, đinh lăng) hỗ trợ phục hồi sức khỏe và điều trị

Cách tiếp cận 2: Công nghệ và kĩ thuật hiện đại, chủ động kiểm tra giám sát các bước của quy trình công nghệ

Với tiếp cận này – Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng:

+ Xây dựng quy trình quy mô PTN (<1kg/mẻ)

+ Xây dựng Quy trình công nghệ chiết xuất cao dược liệu (>1kg/mẻ) 

Bước 1: Chọn và xử lý nguyên liệu Mãng cầu, trái nhàu, phục linh, lá sen, đinh lăng đạt tiêu chuẩn rửa sạch, sấy khô được kiểm tra chất lượng trước khi đem chiết, Mãng cầu, trái nhàu, phục linh, lá sen, đinh lăng được xay có cỡ hạt khoảng 0,5-1mm = 100kg/mẻ/1 thiết bị chiết.

Bước 2: Chiết cao

Nạp nguyên liệu vào nồi chiết.

Sử dụng hỗn hợp dung môi hữu cơ cồn ethanol

Tỉ lệ dung môi / nguyên liệu là 4/1 = 400 lít hỗn hợp dung môi. Nhiệt độ chiết ở ~ 60-70 0C

Thời gian chiết 3 giờ / lần chiết x 3 lần.

Sau khi đủ thời gian chiết. Tháo dịch chiết qua thiết bị lọc. Cất thu hồi dung môi ở áp suất giảm

Bước 3: Cao mãng cầu, trái nhàu, phục linh, lá sen, đinh lăng: Chiết, cô đặc tỷ lệ cao 1,2.

Dịch chiết sau khi cất loại dung môi được cao mãng cầu, trái nhàu, phục linh, lá sen, đinh lăng Kiểm tra hàm lượng hoạt chất sinh học chính của cao chiết

Bước 4: Trộn tá dược độn, tá dược chống vón và trơn Bước 5: Sấy, nghiền sản phẩm

Cao nguyên liệu được sấy khô, nghiền rây thành bột mịn cở hạt 20-40 mesh

Bước 6: Sản phẩm được kiểm tra chất lượng bằng tại phòng thí nghiệm các chỉ tiêu, đóng gói và bảo quản ở nơi khô thoáng.

Cách tiếp cận 3: Chuẩn hoá sản phẩm đầu ra và xây dựng TCCS, đăng kí ATVSTP

Các mẻ nghiên cứu hoàn thiện cao chiết khô và viên nang cứng được thực hiện trên cơ sở các mẻ thực hiện nhiều lần, quy hoạch hoá thực nghiệm – sản xuất và tìm điều kiện phối trộn, chế độ công nghệ tối ưu.

Các nguyên liệu chiết được làm riêng thu được lượng cao khô sau đó tính toán xây dựng công thức tạo trà hòa tan và viên nang hỗ trợ bảo vệ gan và hỗ trợ giảm cân

Thực hiện lặp lại để ổn định chất lượng sản phẩm, phân tích mội bộ và độc lập để xây dựng TCCS và đăng kí ATVSTP.

Phương pháp kĩ thuật cụ thể như sau:

Sau khi hoàn thành, đạt yêu cầu về kiểm tra chất lượng bán thành phẩm sẽ được đóng vỉ/hộp/ lọ, dán nhãn … cho sản phẩm cuối cùng là các viên TPCN có chứa Bột quả mãng cầu, trái nhàu, phục linh, lá sen, đinh lăng đạt tiêu chuẩn cơ sở.

Tiêu chuẩn này phải đạt yêu cầu của Bộ Y tế và được cục ATVSTP – Bộ Y tế công nhận.

Những vấn đề trọng tâm mà dự án cần thực hiện (xây dựng mô hình, ứng dụng các kỹ thuật mới tạo ra sản phẩm mới...)

Công nghệ áp dụng trong dự án này có sự thay đổi về dung môi và công nghệ tiên tiến với phương pháp chiết siêu âm với nhiệt độ thấp với các bước được tiến hành trên hệ thiết bị tiên tiến nên có hệ số thu hồi dung môi lớn. Sự thay đổi này giúp rút ngắn thời gian sản xuất, đảm bảo các yếu tố thân thiện về môi trường.

Công thức bào chế TPCN dùng hỗ trợ giảm cân.

  1. Trong 500 mg cao khô hỗn hợp:
  • Mãng cầu
  • Lá sen
  • Trái nhàu
  • Đinh lăng
  • Vitamin B1 - B2 – B6: 1mg/1 loại. Tá dược vừa đủ 1 viên

8. Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

Dạng I: Mẫu (model, maket); Sản phẩm (là hàng hoá, có thể được tiêu thụ trên thị trường); Vật liệu; Thiết bị, máy móc; Dây chuyền công nghệ; Giống cây trồng; Giống vật nuôi và các loại khác;

Số TT

 

Tên sản phẩm cụ thể và chỉ tiêu chất lượng chủ yếu của sản phẩm

 

 

Đơn vị đo

Mức chất lượng

Dự kiến số

lượng/quy mô sản phẩm tạo ra

Cần đạt

Mẫu tương tự

(theo các tiêu chuẩn mới nhất)

 

Trong

nước

Thế giới

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

1

Thiết bị sấy sử dụng bơm nhiệt có hỗ trợ gia nhiệt bằng nguồn năng lượng bức xạ mặt trời và biomass

 

 

 

 

Bộ thiết bị sấy

- Mức chất lượng cần đạt

  • Diện tích sàn sấy khả dụng 25m2;
  • Dải nhiệt độ sấy từ 30 đến 70 0C;
  • Dải kiểm soát độ ẩm từ 20 đến 80%;
  • Năng suất tách ẩm: 300- 350 lít/ 24 giờ;
  • Chi    phí    năng    lượng: 1150-1580 Kcal/ 1 kg ẩm (giảm 10-15%) so với máy sấy bơm nhiệt hỗ trợ gia nhiệt bằng điện trở nhiệt;
  • Năng suất sấy từ 200- 300 kg nguyên liệu  đầu vào/ mẻ (tùy thuộc vật liệu sấy)
  • Mẫu tương tự theo các tiêu chuẩn mới nhất: trong nước

01

Dạng II: Nguyên lý ứng dụng; Phương pháp; Tiêu chuẩn; Quy phạm; Phần mềm máy tính; Bản vẽ thiết kế; Quy trình công nghệ; Sơ đồ, bản đồ; Số liệu, Cơ sở dữ liệu; Báo cáo phân tích; Tài liệu dự báo (phương pháp, quy trình, mô hình,...); Đề án, qui hoạch; Luận chứng kinh tế-kỹ thuật,

Báo cáo nghiên cứu khả thi và các sản phẩm khác

TT

Tên sản phẩm

Yêu cầu khoa học cần đạt

Ghi chú

 

(1)

(2)

(3)

(4)

 

1

Bộ bản vẽ thiết kế, chế tạo thiết bị sấy bơm nhiệt có hỗ trợ gia nhiệt bằng nguồn năng lượng tái tạo ứng dụng sấy một số loại nông sản, dược liệu có giá trị kinh tế cao tại Đắk Lắk

- Đảm bảo đúng yêu cầu  của bộ bản vẽ chế tạo về quy cách, nội dung bản vẽ để có thể gia công, chế tạo thiết bị

 

 

2

Bộ tiêu chuẩn cơ sở về 05 loại nông sản được lựa chọn sấy.

- Đảm bảo được độ ẩm trong giới hạn <=13% đối với các loại nông sản; dược liệu

- Không nhiễm các vi sinh vật có hại, nấm mốc có hại cho sức khỏe

- Giữ được tối đa hàm lượng vitamin trong sản phẩm sấy

 

 

 

 

3

Các quy trình sấy 05 loại nông sản, dược liệu (xoài (sấy dẻo), mãng cầu xiêm, nghệ thái lát, lá đinh lăng, củ đinh lăng thái lát)

Đảm bảo quy cách và nội dung phản ánh đúng kết quả nghiên cứu và các quy định hiện hành về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm (nếu có)

 

 

 

 

4

- Tiêu chuẩn cơ sở của sản phẩm trà mẵng cầu, đinh lăng và các loại sản phẩm dạng cao

-Bộ hồ sơ chấp nhận đăng ký đảm bảo VSATTP của Bộ Y tế

- Đảm bảo đúng tiêu chuẩn theo hội đồng đánh giá cơ sở cấp Viện.

- Đảm bảo đúng thủ tục quy trình và được chấp nhận đăng ký VS ATTP của Bộ Y tế

 

 

 

 

5

  • Quy trình chế biến trà mãng cầu, đinh lăng;
  • Quy trình chế biến viên nang cứng từ cao quả mẵng cầu, lá đinh lăng, trái nhàu và lá sen;

Đảm bảo quy cách và nội dung phản ánh đúng kết quả nghiên cứu và các quy định hiện hành về tiêu chuẩn vệ

sinh an toàn thực phẩm (nếu có)

 

 

 

 

6

Bộ tài liệu hướng dẫn kỹ thuật và chuyển giao công nghệ các quy trình sấy, chế biến (xoài, mãng cầu xiêm, nghệ thái lát, lá đinh lăng, củ đinh lăng thái lát) cho địa phương

Đảm bảo quy cách và nội dung phản ánh đúng kết quả nghiên cứu và các quy định hiện  hành  về  tiêu  chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm  (nếu có)

 

 

7

Hỗ trợ được 01 doanh nghiệp khởi nghiệp tại tỉnh Đắk Lắk

Doanh nghiệp tiếp thu và vận dụng được quy trình sấy của 05 loại (xoài, mãng cầu xiêm, nghệ thái lát, lá/củ đinh lăng); Hỗ trợ đăng ký nhãn mác hàng hóa cho 2

sản phẩm: Xoài dẻo và Trà túi lọc,

 

Dạng III: Bài báo; Sách chuyên khảo và các sản phẩm khác

Số TT

 

Tên sản phẩm

Yêu cầu khoa học cần đạt

Dự kiến nơi công bố

(Tạp chí, Nhà xuất bản)

 

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

 

 

 

 

1

  • Một bài báo quốc tế;
  • Một bài báo trong nước;

 

 

Đạt yêu cầu về nội dung và học thuật, có trình độ tiên tiến trong nước và quốc tế.

- Tạp chí quốc tế có mã số ISSN.

- Tạp chí trong nước thuộc Danh mục  được HĐGSNN tính điểm

 

9. Thời gian thực hiện: 01/2023- 07/2024