Liên kết website

V/v tăng cường công tác quản lý, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo nổ trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021

Ngày 27/11/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 137/NĐ-CP về Quản lý, sử dụng pháo đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận, trong đó có quy định cho phép người dân được sử dụng pháo hoa trong dịp Tết, ngày cưới, sinh nhật… Nghị định trên đang gây nên nhiều nhẫm lẫn về “pháo hoa” và “pháo hoa nổ” ở một số người dân

Điều 17 Nghị định 137/2020 quy định các trường hợp được sử dụng pháo hoa là:

1. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm.

2. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

Theo quy định nêu trên, người dân được sử dụng pháo hoa trong những dịp đặc biệt kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực - 11/01/2021. Tuy nhiên, người dân cần phân biệt rõ pháo hoa và pháo hoa nổ.

Điều 3 của Nghị định này giải thích rất rõ về hai khái niệm này như sau:

- Pháo hoa nổ là loại pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian.

Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn 90mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120m. Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kinh trên 90mm hoặc tầm bắn trên 120m.

- Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.

Như vậy, sự khác biệt lớn nhất của pháo hoa so với pháo hoa nổ là không gây ra tiếng nổ, tiếng rít. Người dân chỉ được sử dụng pháo hoa – loại pháo không gây ra tiếng nổ - trong dịp tết, sinh nhật, khai trương, kỷ niệm. Và đặc biệt, chỉ được mua loại pháo này tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

Trường hợp nào được tổ chức bắn pháo hoa nổ

Loại pháo phổ biến được thấy trên bầu trời vào các sự kiện lớn chính là pháo hoa nổ. Theo Điều 11 của Nghị định 137, chỉ các trường hợp sau đây, các tỉnh, thành được tổ chức bắn pháo hoa nổ:

- Tết Nguyên đán: Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn không quá 15 phút vào đêm giao thừa

- Giỗ tổ Hùng Vương: Tỉnh Phú Thọ được bắn không quá 15 phút vào 21 giờ ngày mùng 9 tháng 3 âm lịch

- Ngày Quốc khánh: Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn không quá 15 phút vào 21 giờ ngày 2/9

- Ngày Chiến thắng Điện Biên phủ: Tỉnh Điện Biên được bắn không quá 15 phút vàon 21 giờ ngày 07/5

- Ngày Chiến thắng (30/4)

- Ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương…

Trước những tác hại của việc sản xuất, mua bán, tàng trữ, đốt pháo nổ và thả đèn trời. Bên cạch đó, tình hình tàng trữ, sử dụng các loại vũ khí, vật liệu nổ trong dân vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến tình hình ANTT.

Để kịp thời đấu tranh ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi mua bán, tàng trữ, sử dụng trái phép cũng như tăng cường công tác quản lý vũ khí vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

CÔNG AN XÃ DRAY SÁP THÔNG BÁO

1. Nghiêm cấm các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình và mọi công dân sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép các loại pháo, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, “đèn trời” và đồ chơi nguy hiểm bị cấm; nghiêm cấm Mua, bán, tàng trữ, sử dụng thuốc nổ lấy từ các loại bom, mìn, đạn, lựu đạn, vật liệu nổ quân dụng (dùng trong quốc phòng, an ninh), vật liệu nổ công nghiệp để sản xuất trái phép pháo, thuốc pháo; nghiêm cấm Sử dụng súng, dùng vật liệu nổ không đúng quy định để gây tiếng nổ thay cho pháo.

2. Yêu cầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình và mọi người dân chấp hành nghiêm túc các quy định pháp luật về quản lý, sử dụng pháo, vũ khí, vật liệu nổ; không tham gia sản xuất, mua bán, tàng trữ, sử dụng trái phép các loại pháo, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và đồ chơi nguy hiểm bị cấm. Đề nghị nhân dân tích cực tham gia phát hiện, tố giác các hành vi vi phạm qua số điện thoại của Chỉ huy Công an xã (Y Tá Êban – Trưởng Công an xã: 0964435435; Đinh Ngọc Anh – Phó trưởng Công an xã: 0911335338). Tất cả các trường hợp tự giác giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo nổ đang tàng trữ trái phép đều không bị xử lý dưới bất kỳ hình thức nào.

 Mọi hành vi sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng thuốc pháo; sản xuất, chiếm đoạt pháo nổ sẽ bị truy cứu trách nhiệm tại Điều 305 BLHS năm 2015. Người nào có hành vi tàng trữ, vận chuyển trái phép pháo nổ với mục đích buôn bán trong nước sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Buôn bán hàng cấm", "Tàng trữ, vận chuyển hàng cấm" căn cứ tại Điều 190 và Điều 191 BLHS năm 2015. Mọi hành vi đốt pháo nổ đều bị xử lý về hành vi "Gây rối trật tự công cộng" quy định tại Điều 318 BLHS năm 2015. Người nào đốt pháo nổ gây ra hậu quả đến sức khỏe, tài sản của người khác thì ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Gây rối trật tự công cộng" người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh khác trong luật này, tương xứng với hậu quả do hành vi đốt pháo nổ gây ra.

Cấm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, đốt và thả "đèn trời". Mọi hành vi tàng trữ, vận chuyển, đốt thả "đèn trời" đều bị xử phạt hành chính về hành vi "Vi phạm quy định về trật tự công cộng" căn cứ tại Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013.

Đón chào năm mới 2021 và Chào Xuân Tân Sửu 2021, Công an xã yêu cầu cán bộ, đảng viên, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và toàn thể nhân dân trên địa bàn xã Dray Sáp thực hiện nghiêm Nghị định số 137/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Quản lý, sử dụng pháo. Mọi hành vi vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật./.

 

Ngọc Anh


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.