Số lượt truy cập
Thống kê: 407.902
Trong tháng: 62.455
Trong tuần: 28.718
Trong ngày: 1.755
Online: 89

Nghiên cứu thực trạng nghề dệt thổ cẩm ở Đắk Lắk và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển


Tỉnh/thành phố cung cấp phiếu/thông tin:    Đắk Lắk

1 Tên Báo cáo KQNC *: Nghiên cứu thực trạng nghề dệt thổ cẩm ở Đắk Lắk và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển
2 Cấp quản lý đề tài *: Tỉnh/Thành phố
3 Mã số đề tài (nếu có): Thuộc Chương trình (nếu có):
4 Cơ quan chủ trì đề tài : Viện Chiến lược và Chính sách Dân tộc

Địa chỉ: Khu đô thị Dream Town, đường 70, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Thành Phố Hà NộiĐiện thoại: 02437831662

5 Cơ quan phối hợp nghiên cứu (nếu có):
6 Chủ nhiệm đề tài *: ThS. Hoàng Thị Xuân
7 Danh sách cá nhân tham gia nghiên cứu :

Họ và tên
Học hàm, học vị
Giới tính
Hoàng Thị Xuân
Thạc sĩ
Nữ
Nguyễn Thị Bích Thu
Tiến sĩ
Nữ
Nguyễn Thị Thuận
Tiến sĩ
Nữ
Vũ Huyền Trang
Tiến sĩ
Nữ
Lê Thị Hằng
Tiến sĩ
Nữ
Đinh Công Duy
Cử nhân
Nam
Ngô Thị Trinh
Thạc sỹ
Nữ
Dương Hiền Dịu
Thạc sĩ
Nữ
Phạm Văn Hiếu
Kỹ sư
Nam
Y Soa Srúk
Cử nhân
Nam
 

8

Mục tiêu của nhiệm vụ *:

Mục tiêu chung

Đánh giá được thực trạng và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển nghề dệt thổ cẩm ở Đắk Lắk hiện nay.

Mục tiêu cụ thể

- Khảo sát, đánh giá thực trạng; các nguyên nhân tác động đến nghề dệt thổ cẩm ở Đắk Lắk.

- Đánh giá vai trò của phụ nữ DTTS đối với nghề dệt thổ cẩm và ứng dụng nghề thổ cẩm đối với việc phát triển kinh tế hộ tại địa phương.

- Xây dựng mô hình thí điểm bảo tồn nghề dệt thổ cẩm gắn với thương mại hóa sản phẩm (du lịch cộng đồng, thiết kế thời trang) hỗ trợ phát triển kinh tế hộ gia đình trong vùng đồng bào DTTS của Đắk Lắk.

- Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị nghề dệt thổ cẩm gắn với tăng cường năng lực phát triển kinh tế hộ cho phụ nữ DTTS của tỉnh Đắk Lắk.

 

Kết quả thực hiện *:

- Tiến hành khảo sát điểm 03 dân tộc tại chỗ là Ê Đê, M’nông, Gia Rai, ở phạm vi 5 huyện thành phố (Buôn Ma Thuột, Cư M’gar, Lắk, Krông Bông, Ea Súp). Kết quả điều tra, khảo sát cũng cho thấy, nghề dệt thổ cẩm truyền thống tại các huyện này chưa hoàn toàn biến mất, với nỗ lực của một số phụ nữ DTTS, tâm huyết với nghề; cùng với sự quan tâm, ủng hộ của các cấp, các ngành, thì nghề dệt thổ cẩm truyền thống đang có tín hiệu hồi phục đáng mừng.

- Trên kết quả khảo sát, nhóm nghiên cứu đã tiến hành xây dựng 03 mô hình điểm để áp dụng các giải pháp nhằm bảo tồn, phát triển nghề dệt thổ cẩm trong bối cảnh hiện nay. Hai dân tộc được lựa chọn xây dựng mô hình là Ê Đê ở TP. Buôn Ma Thuột, huyện Cư M’gar và dân tộc M’nông ở huyện Lắk. Mô hình đã áp dụng các giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tức là nâng cao kiến thức, kỹ năng, tay nghề của phụ nữ DTTS đối với nghề dệt thổ cẩm. Đồng thời thí điểm các giải pháp cải tiến công cụ, nguyên liệu dệt để nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng phạm vi sử dụng của vải thổ cẩm,… Kết quả từ các mô hình dù còn có những hạn chế nhất định do các yếu tố khách quan và chủ quan, nhưng cũng đã bước đầu cho chúng tôi khẳng định được các yếu tố cho bảo tồn, phát triển nghề dệt thổ cẩm ở Đắk Lắk hiện nay là:

- Nâng cao chất lượng, số lượng của nhân lực tham gia vào nghề dệt thổ cẩm trong cộng đồng DTTS. Đưa nghề dệt thổ cẩm vào chương trình giáo dục địa phương để bồi dưỡng tình yêu, niềm tự hào với văn hóa dân tộc của con em đồng bào DTTS ở Đắk Lắk.

- Ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào cải tiến công cụ, nguyên liệu, mẫu mã để gia tăng giá trị thổ cẩm; số hóa hoa văn thổ cẩm,…để bảo tồn được lâu dài, đáp ứng được nhu cầu thị trường đối với thổ cẩm.

- Tăng cường liên kết nghề dệt thổ cẩm với du lịch, xuất khẩu, công nghiệp sáng tạo để mở rộng thị trường tiêu thụ thổ cẩm.

- Rà soát, hoàn thiện chính sách, cơ chế đãi ngộ nghệ nhân, chính sách dạy nghề, chính sách hỗ trợ cơ sở vật chất,… để tạo hành lang pháp lý cho phát triển nghề dệt thổ cẩm.

- Lồng ghép hoạt động bảo tồn, phát triển nghề dệt thổ cẩm vào các chương trình, dự án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phù hợp ở địa phương.

- Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương trong vận động, tuyên truyền, định hướng, hỗ trợ đồng bào trong bảo tồn, phát triển nghề dệt thổ cẩm.

- Đề xuất được những giải pháp có tính khả thi, phù hợp với thực tế trên địa bàn Đắk Lắk hiện nay. 

9 Thời gian thực hiện : 12/2021- 05/2023
10 Nơi viết BC : Đắk Lắk
11 Nơi lưu giữ báo cáo : VN- Sở KH&CN tỉnh Đắk Lắk, Trung tâm Thông tin - Ứng dụng KH&CN Đắk Lắk
12 Các sản phẩm đăng ký lưu giữ*:

- Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ (bản giấy và bản điện tử):  bản giấy + bản điện tử

- Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện nhiệm vụ (bản điện tử): bản giấy + bản điện

- Dữ liệu điều tra, khảo sát, bản đồ, bản vẽ, ảnh, tài liệu đa phương tiện, phần mềm (bao gồm mã nguồn và dữ liệu) (nếu có): Không

- Quyết định thành lập hội đồng nghiệm thu: bản giấy và bản điện tử

- Biên bản họp Hội đồng đánh giá, nghiệm thu chính thức kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (bản giấy hoặc bản điện tử): bản giấy và bản điện tử

- Văn bản xác nhận về sự thỏa thuận của các thành viên về việc sắp xếp thứ tự tên trong danh sách tác giả thực hiện nhiệm vụ (nếu có, bản giấy hoặc bản điện tử): bản giấy và bản điện tử.

- Phiếu mô tả công nghệ: Không

- Tài liệu khác (nếu có): không có

13 Lĩnh vực nghiên cứu: KHOA HỌC XÃ HỘI
14 Ngày nộp hồ sơ đăng ký KQNC: 12/26/2023 7:00:00 PMNgày cấp đăng ký KQNC: 1/2/2024 7:00:00 PM
15 Số Giấy chứng nhận đăng ký KQNC*: 137/01/2024/ĐK-KQKHCN
16 Số Quyết định: 01/QĐ-TTƯDNgày Quyết định: 1/2/2024 7:00:00 PM