Số lượt truy cập
Thống kê: 407.921
Trong tháng: 62.498
Trong tuần: 28.718
Trong ngày: 1.798
Online: 106

Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ thực phẩm thịt lợn sạch trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk


Tỉnh/thành phố cung cấp phiếu/thông tin:    Đắk Lắk

1 Tên Báo cáo KQNC *: Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ thực phẩm thịt lợn sạch trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
2 Cấp quản lý đề tài *: Tỉnh/Thành phố
3 Mã số đề tài (nếu có): Thuộc Chương trình (nếu có):
4 Cơ quan chủ trì đề tài : Viện Nghiên cứu Quy hoạch Nông nghiệp, Nông thôn

Địa chỉ: Số 147 Nguyễn An Ninh, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà NộiiĐiện thoại: 0912 354 345

5 Cơ quan phối hợp nghiên cứu (nếu có): Viện Chăn nuôi – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Cẩm Dương Ban Mê
6 Chủ nhiệm đề tài *: TS. Nguyễn Võ Linh
7 Danh sách cá nhân tham gia nghiên cứu :

Họ và tên

Học hàm, học vị

Giới tính

Bùi Thị Minh Tuyết

Thạc sĩ

Nữ

Hồ Kim Hương

Tiến sĩ

Nữ

Nguyễn Đình Long

Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Nam

Nguyễn Trọng Xuân

Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Nam

Hoàng Thị Thu Thơm

Kỹ sư

Nữ

Ngô Thị Bé

Thạc sĩ

Nam

Huỳnh Thị Chiến Hòa

Cử nhân

Nữ

Hoàng Đình Tiến

Cử nhân

Nam

Ngô Ngọc Diệp

Thạc sĩ

Nữ

8

Mục tiêu của nhiệm vụ *:

Mục tiêu tổng quát

Tăng cường chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ thịt lợn sạch nhằm nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi, đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, góp phần cho ngành chăn nuôi của tỉnh Đắk Lắk phát triển bền vững.

Mục tiêu cụ thể

  • Đánh giá thực trạng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ thịt lợn sạch trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

  • Xây dựng mô hình chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ thịt lợn sạch

  • Xây dựng nhãn hiệu thịt lợn sạch cho các hộ/tổ chức tham gia mô hình

  • Đề xuất các giải pháp phát triển ổn định chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ thịt lợn sạch nhằm hoàn thiện tổ chức sản xuất.

Kết quả thực hiện *:

1. Tổng đàn lợn toàn tỉnh năm 2019 là 832.235 con, trong đó tổng đàn lợn sạch là

144.078 con (chiếm 18,7% tổng đàn lợn toàn tỉnh), trong đó đàn lợn sạch nuôi trong trang trại được cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (theo Thông tư 45/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) và đạt tiêu chuẩn VietGAP là 117.686 con; đàn lợn nuôi bản địa là 26.392 con.

2. Chuỗi liên kết dọc sản xuất, tiêu thụ thịt lợn sạch trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay có 3 chuỗi:

  1. Chuỗi 1: Người nuôi lợn - Cơ sở thu gom trong tỉnh - Cơ sở giết mổ trong tỉnh - Người bán lẻ trong tỉnh (chiếm khoảng 70% tổng đàn lợn sạch);
  2. Chuỗi 2: Người nuôi lợn - Cơ sở thu gom trong tỉnh - Cơ sở thu gom ngoài tỉnh - Cơ sở giết mổ ngoài tỉnh - Người bán lẻ ngoài tỉnh (chiếm khoảng 10%);
  3. Chuỗi 3: Người nuôi lợn - Cơ sở thu gom ngoài tỉnh - Cơ sở giết mổ ngoài tỉnh - Người bán lẻ ngoài tỉnh (chiếm khoảng 20% tổng đàn lợn sạch toàn tỉnh). Phân tích tài chính chuỗi liên kết dọc thì hộ bán lẻ, hộ thu gom và lò giết mổ đang thu được nhiều lợi ích lại chịu ít rủi ro. Trong khi đó hộ chăn nuôi thì ngược lại, chịu rủi ro lớn và thu được lợi ích thấp hơn so với hộ thu gom và giết mổ.

3. Chuỗi liên kết ngang trong sản xuất hiện nay có một số mô hình tiêu biểu như công ty CP liên kết với các hộ chăn nuôi lợn; Hợp tác xã nông nghiệp và Du lịch Srepok3 … mang lại hiệu quả rõ rệt.

4. Mô hình chuỗi thịt lợn:

4.1 Các tác nhân tham gia chuỗi:

  • Cơ sở chăn nuôi: Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Cẩm Dương Ban Mê (địa chỉ: Thôn 16, xã Hòa Khánh, TP. Buôn Ma Thuột).
  • Cơ sở giết mổ: Hộ tham gia giết mổ tại Doanh nghiệp tư nhân TM Minh Long, thôn 1 xã Cư Ebur, TP. Buôn Ma Thuột.
  • Cơ sở bán thịt lợn sạch: Cửa hàng thực phẩm sạch (BMT Green food, 120 Hoàng Diệu)
  • Mô hình thực hiện từ tháng 8 năm 2018 đến tháng 5 năm 2019 (giá cả theo giá tính theo giá cả thị trường theo ngày của Sở Công thương Đắk Lắk).

4.2 Về hiệu quả kinh tế mô hình: (tính trung bình đối với 1 đầu lợn hơi 100 kg).

  • Hiệu quả kinh tế đối với hộ chăn nuôi tham gia mô hình liên kết cao hơn hộ chăn nuôi mô hình đối chứng là 100.000 đồng.
  • Hiệu quả kinh tế đối với cơ sở giết mổ tham gia mô hình liên kết cao hơn cơ sở giết mổ mô hình đối chứng là 72.000 đồng.
  • Hiệu quả kinh tế đối với cơ sở kinh doanh tham gia mô hình liên kết cao hơn cơ sở kinh doanh mô hình đối chứng là 103.500 đồng.

5. Xây dựng nhãn hiệu thịt lợn sạch cho Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Cẩm Dương Ban Mê (địa chỉ: Thôn 16, xã Hòa Khánh, TP. Buôn Ma Thuột) tham gia mô hình chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ thịt lợn sạch đã được Cục Sở hữu Trí Tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ chấp nhận hồ sơ.

6. Giải pháp phát triển bền vững chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ thịt lợn sạch: Thực hiện tổng thể các giải pháp như sau: (1) Giải pháp phát triển vùng sản xuất chăn nuôi lợn thịt an toàn, chất lượng cao gắn với hệ thống giết mổ, chế biến; (2) Tăng cường liên kết các tác nhân tham gia chuỗi liên kết; (3) Giải pháp về khoa học công nghệ; (4) Chính sách phát triển chăn nuôi lợn nói chung (trong đó có chăn nuôi lợn thịt sạch); (5) Giải pháp thị trường, xúc tiến thương mại; (6) Giải pháp về công tác tuyên truyền.

9 Thời gian thực hiện : 12/2017- 03/2020
10 Nơi viết BC : Hà Nội
11 Nơi lưu giữ báo cáo : VN- Sở KH&CN tỉnh Đắk Lắk, Trung tâm Thông tin - Ứng dụng KH&CN Đắk Lắk
12 Các sản phẩm đăng ký lưu giữ*:
  1. Báo cáo tổng hợp KQNC (quyển + bản điện tử): 02 quyển (báo cáo toàn văn + file điện tử)
  2. Phụ lục (quyển + bản điện tử):
  3. Bản đồ (quyển, tờ):
  4. Bản vẽ (quyển, tờ):
  5. Ảnh (quyển, chiếc):
  6. Báo cáo tổng hợp chuyên đề nghiên cứu (bản điện tử):
  7. Báo cáo đề tài nhánh (bản điện tử):
  8. Khác: Biên bản đánh giá, nghiệm thu kết quả nhiệm vụ KHCN cấp tỉnh; Phiếu đăng ký (mẫu số 5).
13 Lĩnh vực nghiên cứu: Thuỷ sản
14 Ngày nộp hồ sơ đăng ký KQNC: 3/16/2023 7:00:00 PMNgày cấp đăng ký KQNC: 3/22/2023 7:00:00 PM
15 Số Giấy chứng nhận đăng ký KQNC*: 120/07/2023/ĐK-KQKHCN
16 Số Quyết định: 23/QĐ-TTƯD, ngày 22/3/2023Ngày Quyết định: 3/22/2023 7:00:00 PM

File đính kèm khác (file rar): Tải về