Số lượt truy cập
Thống kê: 407.756
Trong tháng: 62.025
Trong tuần: 28.718
Trong ngày: 1.325
Online: 141

Xây dựng mô hình trồng thử nghiệm cây Gai xanh (Boehmeria nivea (L.) Gaud) lấy sợi và sản xuất phân bón hữu cơ tại tỉnh Đắk Lắk


1. Tên nhiệm vụ: Xây dựng mô hình trồng thử nghiệm cây Gai xanh (Boehmeria nivea (L.) Gaud) lấy sợi và sản xuất phân bón hữu cơ tại tỉnh Đắk Lắk

Cấp quản lýTỉnh/Thành phố

2. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Trung tâm thông tin - Ứng dụng KH&CN tỉnh Đắk Lắk

Địa chỉ: 256 Phan Chu Trinh, Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk LắkĐiện thoại: 02623.725.999

3. Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Nguyễn Bình Doãn

4. Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu, xây dựng mô hình trồng thử nghiệm cây Gai xanh lấy sợi nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả kinh tế trên các vùng sinh thái tỉnh Đắk Lắk góp phần bổ sung đối tượng cây trồng mới vào cơ cấu cây trồng nông nghiệp tại địa phương.

Mục tiêu cụ thể:

+ Nghiên cứu, trồng thử nghiệm Cây gai xanh giống AP1 trên các vùng sinh thái tỉnh Đắk Lắk và đề xuất quy trình kỹ thuật trồng chăm sóc cây gai xanh phù hợp với vùng trồng.

+ Hoàn thiện và đề xuất quy trình kỹ thuật tách sợi cây gai xanh quy mô nông hộ;

+ Hoàn thiện và đề xuất quy trình kỹ thuật sản xuất phân bón hữu cơ từ phế phụ phẩm sau thu hoạch, chế biến sợi cây Gai xanh.

5. Nội dung nghiên cứu chính:

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính:

Nội dung 1: Xây dựng mô hình trồng thử nghiệm cây Gai xanh AP1 tại tỉnh Đắk Lắk

  • Khảo sát, lựa chọn địa điểm, triển khai thực hiện các thí nghiệm và mô hình trồng thử nghiệm cây gai xanh AP1 tại các vùng sinh thái.

  • Đề xuất các biện pháp kỹ thuật canh tác cây gai xanh AP1 phù hợp với các điều kiện tự nhiên khác nhau tại Đắk Lắk.

Nội dung 2: Nghiên cứu, thử nghiệm công nghệ tách sợi cây Gai xanh

  • Đào tạo kỹ thuật viên, tiếp nhận quy trình tách sợi quy mô thử nghiệm.

  • Cải tạo nhà xưởng, trang bị máy tách sợi quy mô thử nghiệm tại thành phố Buôn Ma Thuột.

  • Triển khai thử nghiệm tách sợi, sơ chế gai xanh tại mô hình.

  • Đề xuất quy trình công nghệ tách sợi cây gai xanh quy mô nông hộ.

Nội dung 3: Nghiên cứu, thử nghiệm sản xuất phân bón hữu cơ từ phế phụ phẩm sau thu hoạch, chế biến cây Gai xanh.

  • Đào tạo kỹ thuật viên, tiếp nhận quy trình sản xuất phân bón hữu cơ.

  • Thu gom và xử lý phế phụ phẩm sau thu hoạch, chế biến (cành, lá, lõi, bã).

  • Tiến hành thử nghiệm sản xuất phân hữu cơ từ phế phụ phẩm cây gai xanh sau thu hoạch, quy mô 10 tấn thành phẩm.

  • Đề xuất quy trình sản xuất phân hữu cơ từ phế phụ phẩm cây gai xanh sau thu hoạch, chế biến.

Nội dung 4: Hội thảo khoa học về trồng, chăm sóc, thu hoạch và sơ chế cây gai xanh tại tỉnh Đắk Lắk

  • Tổ chức hội thảo khoa học đánh giá tính thích nghi của cây Gai xanh AP1 trên các vùng sinh thái, đề xuất quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc cây gai xanh, quy trình tách sợi và sản xuất phân bón hữu cơ từ phụ phế phẩm cây gai xanh tại tỉnh Đắk Lắk.

  • Công bố 02 bài báo khoa học

6. Lĩnh vực nghiên cứu: KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

7. Phương pháp nghiên cứu:

  • Bố trí thí nghiệm xác định mật độ trồng, công thức phân bón và phương pháp tưới bổ sung.

  • Xây dựng mô hình trồng thử nghiệm diện rộng trên địa bàn huyện Krông Buk, Krông Bông, Ea Súp và TP. Buôn Ma Thuột.

  • Thử nghiệm tách vỏ, sơ chế, bảo quản sợi gai xanh.

  • Sản xuất thử nghiệm phân bón hữu cơ sinh học từ phế phụ phẩm sau thu hoạch, tách sợi gai xanh.

8. Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

  • Sản phẩm thử nghiệm:

+ Sợi gai nguyên liệu: 2 tấn.

+ Phân hữu cơ sinh học: 10 tấn.

  • Sản phẩm khoa học và công nghệ:

+ Quy trình trồng cây gai xanh AP1 tại Đắk Lắk.

+ Quy trình công nghệ tách sợi cây gai xanh quy mô nông hộ.

+ Quy trình công nghệ sản xuất phân hữu cơ từ phế phụ phẩm cây gai xanh sau thu hoạch, chế biến.

+ Bài báo khoa học: 02 bài.

+ Kỷ yếu hội thảo.

+ Báo cáo tổng kết đề tài.

+ 01 thạc sỹ và 04 kỹ thuật viên.

9. Thời gian thực hiện: 02/2023- 12/2024