Số lượt truy cập
Thống kê: 407.789
Trong tháng: 62.140
Trong tuần: 28.718
Trong ngày: 1.440
Online: 18

Đánh giá thực trạng phát triển cây mắc ca và đề xuất vùng trồng thích hợp theo hướng an toàn tại tỉnh Đắk Lắk


1. Tên nhiệm vụ: Đánh giá thực trạng phát triển cây mắc ca và đề xuất vùng trồng thích hợp theo hướng an toàn tại tỉnh Đắk Lắk

Cấp quản lýTỉnh/Thành phố

2. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên

Địa chỉ: Số 53 Nguyễn Lương Bằng, xã Hòa Thắng, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk LắkĐiện thoại: 02623 862097

3. Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Trần Vinh

4. Mục tiêu nghiên cứu:

* Mục tiêu tổng quát: Phân tích và đánh giá hiện trạng phát triển cây mắc ca trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, làm cơ sở cho việc đề xuất vùng trồng, phương thức trồng và giải pháp kỹ thuật thích hợp để phát triển cây mắc ca theo hướng an toàn, bền vững.

*Mục tiêu cụ thể:

  • Phân tích được hiện trạng phát triển cây mắc ca tại tỉnh Đắk Lắk.

  • Hoàn thiện được quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc mắc ca tại Đắk Lắk theo hướng an toàn.

  • Đánh giá được điều kiện sinh thái tại một số tiểu vùng của tỉnh Đắk Lắk phục vụ cho việc trồng mắc ca theo hướng an toàn (Bản đồ đề xuất vùng trồng mắc ca phù hợp tại Đắk Lắk, tỷ lệ bản đồ 1/100.000).

  • Đề xuất được giải pháp kỹ thuật thích hợp để phát triển bền vững và hiệu quả cây mắc ca tại Đắk Lắk.

5. Nội dung nghiên cứu chính:

Nội dung 1: Đánh giá hiện trạng phát triển cây mắc ca trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Công việc 1: Điều tra hiện trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ mắc ca tại Đắk Lắk.

Công việc 2: Đánh giá hiệu quả kinh tế trồng mắc ca tại Đắk Lắk.

Nội dung 2: Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật canh tác mắc ca và đề xuất vùng trồng mắc ca phù hợp tại Đắk Lắk.

Công việc 1: Đánh giá khả năng thích ứng của các giống mắc ca thương mại và chọn lọc một số cây đầu dòng mắc ca ưu tú.

Công việc 2: Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật tăng tỷ lệ đậu quả cho cây mắc ca.

Công việc 3: Đề xuất vùng trồng mắc ca phù hợp tại Đắk Lắk.

Nội dung 3: Nghiên cứu đề xuất giải pháp kỹ thuật phù hợp để phát triển bền vứng cây mắc ca tại Đắk Lắk.

Công việc 1: Hội thảo chuyên đề về hiện trạng và giải pháp tổng hợp phát triển bền vững cây mắc ca trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Công việc 2: Phân tích, tổng hợp thông tin, đề xuất giải pháp kỹ thuật phát triển cây mắc ca theo hướng an toàn, bền vững tại Đắk Lắk.

6. Lĩnh vực nghiên cứu: Trồng trọt

7. Phương pháp nghiên cứu:

- Sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu tại bàn (desk study) và nghiên cứu tại hiện trường (Field study) với nhiều công cụ phân tích phổ biến hiện nay. Cụ thể, đề tài sử dụng các phương pháp sau:

+ Phương pháp điều tra thống kê, mô tả.

+ Phương pháp tổng quan tài liệu.

+ Phương pháp chuyên gia chuyên khảo.

+ Phương pháp xử lý số liệu.

8. Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

  • Báo cáo chuyên đề: Kết quả đánh giá thực trạng phát triển mắc ca tại tỉnh Đắk Lắk.

  • Báo cáo chuyên đề: Kết quả đánh giá tính thích ứng của các giống mắc ca theo vùng sinh thái và đề xuất vùng trồng mắc ca theo hướng an toàn trên một số vùng sinh thái của tỉnh Đắk Lắk.

  • Báo cáo chuyên đề: Giải pháp kỹ thuật trồng mắc ca theo hướng an toàn tại tỉnh Đắk Lắk.

  • Bản đồ đề xuất vùng trồng mắc ca phù hợp tại Đắk Lắk, tỷ lệ 1/100.000.

  • Báo cáo tóm tắt kết quả đề tài.

  • Báo cáo tổng kết kết quả nghuên cứu của đề tài.

  • Bài báo khoa học.

  • Đào tạo thạc sĩ.

9. Thời gian thực hiện: 4/2022- 4/2024