Nghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng sinh học của cây cà đắng thu hái tại Đắk Lắk
1. Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng sinh học của cây cà đắng thu hái tại Đắk Lắk
Cấp quản lýTỉnh/Thành phố
2. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Trường Đại học Tây Nguyên
Địa chỉ: 567 Lê Duẩn, phường Ea Tam, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk LắkĐiện thoại: 02623 825185
3. Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Trần Thị Minh Tâm
4. Mục tiêu nghiên cứu:
Định danh, khảo sát được thành phần hóa học theo định hướng tác dụng sinh học của cây cà đắng thu hái tại Đắk Lắk để xây dựng được quy trình điều chế cao đặc từ cây cà đắng.
5. Nội dung nghiên cứu chính:
-
Xác định tên khoa học của loài cà đắng thu hái tại Đắk Lắk.
-
Xác định bộ phận dùng có tác dụng sinh học.
-
Xây dựng quy trình chiết xuất các hợp chất theo định hướng sinh học từ bộ phận được lựa chọn và tiến hành chiết xuất.
-
Xác định cấu trúc hóa học và tác dụng sinh học của các hợp chất được phân lập từ cà đắng.
-
Xây dựng bộ tiêu chuẩn cơ sở cho nguyên liệu đầu vào và xác định điều kiện chiết xuất cao đặc cà đắng.
-
Xâu dựng bộ tiêu chuẩn cho cao cà đắng và điều chế cao.
6. Lĩnh vực nghiên cứu: KHOA HỌC Y, DƯỢC
7. Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp giải phẩu thực vật, chiết xuất, phân lập, các mô hình thử tác dụng sinh học hiện đại, các phần mềm thông minh, các chỉ tiêu theo Dược điển Việt Nam để định danh và xác định thành phần, tác dụng của cây cà đắng thu hái tại Đắk Lắk.
8. Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:
Bộ dữ liệu về tên khoa học, thành phần hóa học, tác dụng dược lý của cây cà đắng và quy trình chiết xuất cao cà đắng thu hái tại Đắk Lắk.
02 bài báo trong nước.
Hỗ trợ đào tạo 01 thạc sĩ
9. Thời gian thực hiện: 3/2022- 4/2024