Số lượt truy cập
Thống kê: 395.198
Trong tháng: 72.562
Trong tuần: 13.205
Trong ngày: 502
Online: 85

Sáng ngày 7/5, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Hội đồng KH&CN tư vấn, giao trực tiếp đề tài cấp cơ sở “Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn sóc theo hướng tăng năng suất, chất lượng và an toàn dịch bệnh tại xã Ea Drông, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk”. Đề tài do Phòng Kinh tế Thị xã Buôn Hồ chủ trì thực hiện và CN. Y Cing MLô làm chủ nhiệm đề tài. Đơn vị phối hợp thực hiện là Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên.

Toàn cảnh Hội đồng

Lợn sóc là giống lợn bản địa gắn bó từ lâu đời với người đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) tại Tây Nguyên. Lợn sóc mang những đặc tính quý như dễ nuôi, sinh sản nhanh, chịu đựng được điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, thịt thơm ngon… Thịt lợn sóc hiện nay được xem là món ăn đặc sản, là thực phẩm sạch cho người tiêu dùng có mức sống cao.

Qua tìm hiểu về thực trạng nuôi lợn sóc hiện nay của Ban chủ nhiệm đề tài cho biết, hiện nay việc chăn nuôi lợn sóc còn mang tính tự phát, chăn nuôi theo tập quán truyền thống như thả rông, chuồng trại thô sơ, công tác tiêm phòng, thức ăn, quản lý dịch bệnh… chưa được chú trọng nên tỷ lệ sống sau cai sữa thấp, tỷ lệ hao hụt đến lúc xuất chuồng cao, khối lượng thịt chưa đáp ứng được so với tiềm năng nên hiệu quả chăn nuôi chưa cao. Bên cạnh đó, xã Ea Drông có đông ĐBDTTS sinh sống (chiếm 70%). Kinh tế - xã hội tại địa phương còn nhiều khó khăn, một số tiêu chí xây dựng nông thôn mới chưa đạt. Lợn sóc cũng đã được người dân địa phương chăn nuôi nhưng chưa đạt hiệu quả. Với thực trạng của việc chăn nuôi lợn sóc tại địa phương, Phòng Kinh tế Thị xã Buôn Hồ đã đề xuất và triển khai xây dựng thuyết minh thực hiện đề tài.

CN. Y Cing MLô - Chủ nhiệm đề tài báo cáo thuyết minh đề tài

Đề tài đã đưa ra 4 mục tiêu nghiên cứu đó là: Xây dựng 4 mô hình chăn nuôi lợn sóc đạt hiệu quả và an toàn dịch bệnh; Phát triển tổ hợp tác chăn nuôi lợn sóc; Tập huấn chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi lợn sóc cho 100 người; Tổ chức hội thảo, tham quan học tập để nhân rộng mô hình.

TS. Đinh Khắc Tuấn – Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Hội đồng phát biểu kết luận của Hội đồng

Qua báo cáo thuyết minh của Ban chủ nhiệm đề tài, Hội đồng tư vấn đề tài đã đưa ra nhiều ý kiến nhận xét, góp ý cho Ban chủ nhiệm về báo cáo thuyết minh. Đặc biệt là những ý kiến phản biện để làm rõ những nội dung cần thực hiện của đề tài, giúp đề tài triển khai thực hiện đạt kết quả. Hội đồng cũng đã hội ý đưa ra kết luận cho đề tài và đề nghị Ban chủ nhiệm đề tài chỉnh sửa, bổ sung một số nội dung trong thuyết minh như: Tính cấp thiết, tổng quan tình hình nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu; Xây dựng chỉ tiêu về giới hạn, chất lượng, an toàn dịch bệnh; Đánh giá được tình hình nhiễm bệnh và tỷ lệ nhiễm bệnh của từng loại; Tính được hiệu quả kinh tế; Bổ sung sản phẩm là 1 tài liệu hướng dẫn kỹ thuật; Nội dung chỉnh sửa lại, chỉ xây dựng 02 mô hình chăn nuôi lợn sóc và tổ chức 02 hội thảo khoa học. Thời gian chỉnh sửa và bổ sung các nội dung của đề tài là 7 ngày. Kết quả Hội đồng đã thống nhất thông qua đề xuất thực hiện đề tài.

Theo Sở KH&CN Đắk Lắk


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.