Số lượt truy cập
Thống kê: 395.963
Trong tháng: 72.993
Trong tuần: 13.506
Trong ngày: 749
Online: 54

 

Đại diện các cá nhân, tập thể nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ KH&CN nhân dịp 35 năm thành lập Cục

Đại diện các cá nhân, tập thể nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ KH&CN nhân dịp 35 năm thành lập Cục

"Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) đã thực hiện hiệu quả vai trò đầu mối giúp Chính phủ và Bộ KH&CN thống nhất quản lý nhà nước về SHTT và trực tiếp quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp" - Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh nói tại lễ kỷ niệm 35 năm thành lập Cục SHTT tối 29/7.

Tham dự lễ kỷ niệm còn có các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ KH&CN, lãnh đạo đại diện các đơn vị thuộc bộ. Về phía Cục SHTT có Cục trưởng Đinh Hữu Phí và các lãnh đạo, cán bộ của cục qua các thời kỳ.

SHTT thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội

Ngày 29/7/1982, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 125/HĐBT về việc tổ chức lại bộ máy của Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (tiền thân của Bộ KH&CN), trong đó quy định Cục Sáng chế là một đơn vị trực thuộc. Từ đó, ngày 29/7 trở thành ngày truyền thống của Cục SHTT.

Từ một đơn vị khi mới thành lập chỉ có 27 cán bộ thuộc 3 tổ chuyên môn, trải qua 35 năm xây dựng và phát triển, đến nay, Cục SHTT đã trở thành một đơn vị lớn mạnh với 21 đơn vị trực thuộc và 340 cán bộ, công chức, người lao động.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng với sự chỉ đạo sát sao của Ban cán sự Đảng, Đảng ủy, Lãnh đạo Bộ KH&CN, sự hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức và đặc biệt là nỗ lực của tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức và người lao động Cục qua các thời kỳ, Cục Sở hữu trí tuệ đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận, góp phần vào sự kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và sự phát triển khoa học - công nghệ nói riêng.

Phát biểu buổi lễ, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh ghi nhận và biểu dương những nỗ lực, cống hiến của tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức và người lao động của Cục SHTT trong suốt chặng đường 35 năm; mong muốn cục tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp xây dựng, khai thác hiệu quả hệ thống SHTT phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Bộ trưởng nêu rõ thành tựu trong suốt 35 năm xây dựng và phát triển của cục, như hệ thống pháp luật về SHTT cơ bản được hoàn thiện, tạo sự đồng bộ với hệ thống pháp luật về KH&CN và hệ thống pháp luật của Việt Nam nói chung; tạo lập một hệ thống tài sản trí tuệ với khoảng 330.000 văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp; hợp tác quốc tế về SHTT phát triển mạnh. 

Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh phát biểu

Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh phát biểu 

Bộ trưởng đánh giá, cùng với quá trình phát triển đất nước, Cục SHTT đã đạt nhiều thành tựu đáng kể; thực hiện tốt vai trò đầu mối giúp Chính phủ và Bộ KH&CN thống nhất quản lý nhà nước về SHTT và trực tiếp quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp. Cục đã triển khai một cách toàn diện các hoạt động trọng tâm.

Cụ thể, hệ thống pháp luật về SHTT cơ bản được hoàn thiện, tạo sự đồng bộ với hệ thống pháp luật về KH&CN cũng như hệ thống pháp luật của Việt Nam nói chung; phù hợp với chuẩn mực phổ cập của thế giới và đang hướng tới các chuẩn mực tiên tiến của thế giới theo cam kết của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

"Với sự đóng góp quan trọng của SHTT, chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) và chỉ số Cạnh tranh toàn cầu (GCI) của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể, tạo thuận lợi cho môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Năm 2017, GII của Việt Nam tăng 12 bậc xếp 47/127, đây là thứ hạng cao nhất chúng ta đạt được" - Bộ trưởng nói.

Bên cạnh việc nêu bật những đóng góp, thành tựu của cục, Bộ trưởng cũng chỉ ra một số hạn chế đang cản trở sự phát triển như tình trạng tồn đọng đơn, tổ chức và hoạt động của hệ thống SHTT, những thách thức đối với lĩnh vực SHTT trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Để khắc phục các hạn chế đó và tiếp tục phát triển hơn nữa, Bộ trưởng nhấn mạnh, trước mắt, Cục SHTT cần tập trung vào thực hiện một số nhiệm vụ như xây dựng và trình Thủ tướng ban hành Chiến lược SHTT quốc gia; xác định các giải pháp để nhanh chóng giải quyết tình trạng tồn đọng đơn đăng ký quyền sở hữu công nghiệp.

"Đặc biệt, cần tăng cường mạnh mẽ việc ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý đơn đăng ký quyền sở hữu công nghiệp nói riêng, hoạt động của cục nói chung; đổi mới mô hình hoạt động, nâng cao chất lượng công tác quản lý, tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao đời sống của cán bộ công chức, viên chức và người lao động; đảm bảo sự đoàn kết, ổn định của cơ quan" - Bộ trưởng nói.

Nâng cao vai trò quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

Nói về thành tựu trong công tác xây dựng chính sách, pháp luật về SHTT, ông Đinh Hữu Phí cho biết: "Trong 35 năm qua, cục là đầu mối chủ trì soạn thảo để trình các cơ quan có thẩm quyền ban hành Luật SHTT, Pháp lệnh về SHCN, 18 nghị định, 20 thông tư hướng dẫn thi hành và góp ý kiến cho hàng trăm văn bản quy phạm pháp luật có các nội dung liên quan đến SHTT".

Ông Phí chia sẻ thêm, tính đến hết năm 2016, Cục SHTT đã cấp 16.439 bằng độc quyền sáng chế, 1.469 bằng độc quyền giải pháp hữu ích, 23.145 bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, 274.560 giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, 54 giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. Số lượng nhãn hiệu của người Việt Nam đã chiếm đến 68% số giấy chứng nhận nhãn hiệu được cấp ra, với 186.613 nhãn hiệu, đã góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế của đất nước.

Ông Đinh Hữu Phí phát biểu tại sự kiện.

Ông Đinh Hữu Phí phát biểu tại sự kiện.

Bên cạnh đó, hoạt động hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ được chú trọng triển khai với định hướng phát triển ngành kinh tế thâm dụng SHTT và tăng tỷ trọng đóng góp của SHTT vào sự phát triển của KH&CN, cũng như của nền kinh tế quốc dân. Cục đã thực hiện một loạt hoạt động nhằm thúc đẩy hình thành và phát triển tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp thông qua Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ. Theo đó, Chương trình đã hỗ trợ đăng ký bảo hộ cho 61 sáng chế/giải pháp hữu ích, hỗ trợ áp dụng 11 sáng chế, hỗ trợ bảo hộ và quản lý quyền cho 109 sản phẩm đặc thù của địa phương, tổ chức tập huấn cho khoảng 30.000 lượt người và phát sóng hàng nghìn chương trình tuyên truyền về SHTT trên toàn quốc.

Vai trò và vị thế của cục trong hoạt động hợp tác quốc tế ngày càng được khẳng định ở cả phương diện song phương và đa phương. Ngoài việc tích cực tham gia các hoạt động trong khuôn khổ các diễn đàn đa phương như WTO, APEC, ASEAN và ASEM, cục đã có quan hệ hợp tác với Cơ quan SHTT hàng đầu thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, EU, Thụy Sỹ...

Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của lĩnh vực sở hữu trí tuệ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, trong thời gian gần đây, Cục đã triển khai một loạt các giải pháp để khắc phục những tồn tại và hạn chế nêu trên; trong đó Cục đang phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai xây dựng Chiến lược quốc gia về sở hữu trí tuệ để định hướng phát triển cho toàn bộ hệ thống sở hữu trí tuệ nói chung và Cục Sở hữu trí tuệ nói riêng; triển khai đổi mới cơ cấu tổ chức của Cục; nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin phục vụ công tác quản trị và xử lý đơn; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho Cục Sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp và xã hội; hoàn thiện cơ chế xử lý đơn, từng bước khắc phục tình trạng tồn đọng đơn SHCN; nâng cao vai trò quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ của Cục, v.v

"35 năm - một chặng đường chưa dài, nhưng với sự đoàn kết, gắn bó, tâm huyết, sáng tạo của các thế hệ cán bộ Cục SHTT chúng ta có quyền tin tưởng rằng cục sẽ tiếp tục phát triển vững chắc, ngày càng khẳng định được vai trò, vị trí quan trọng của mình trong hoạt động KH&CN nói riêng và trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, đóng góp xứng đáng vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ mới", ông Phí nhấn mạnh.

Đại diện các cá nhân, tập thể nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ KH&CN nhân dịp 35 năm thành lập Cục

Đại diện các cá nhân, tập thể nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ KH&CN nhân dịp 35 năm thành lập Cục

"Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) đã thực hiện hiệu quả vai trò đầu mối giúp Chính phủ và Bộ KH&CN thống nhất quản lý nhà nước về SHTT và trực tiếp quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp" - Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh nói tại lễ kỷ niệm 35 năm thành lập Cục SHTT tối 29/7.

Tham dự lễ kỷ niệm còn có các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ KH&CN, lãnh đạo đại diện các đơn vị thuộc bộ. Về phía Cục SHTT có Cục trưởng Đinh Hữu Phí và các lãnh đạo, cán bộ của cục qua các thời kỳ.

SHTT thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội

Ngày 29/7/1982, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 125/HĐBT về việc tổ chức lại bộ máy của Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (tiền thân của Bộ KH&CN), trong đó quy định Cục Sáng chế là một đơn vị trực thuộc. Từ đó, ngày 29/7 trở thành ngày truyền thống của Cục SHTT.

Từ một đơn vị khi mới thành lập chỉ có 27 cán bộ thuộc 3 tổ chuyên môn, trải qua 35 năm xây dựng và phát triển, đến nay, Cục SHTT đã trở thành một đơn vị lớn mạnh với 21 đơn vị trực thuộc và 340 cán bộ, công chức, người lao động.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng với sự chỉ đạo sát sao của Ban cán sự Đảng, Đảng ủy, Lãnh đạo Bộ KH&CN, sự hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức và đặc biệt là nỗ lực của tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức và người lao động Cục qua các thời kỳ, Cục Sở hữu trí tuệ đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận, góp phần vào sự kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và sự phát triển khoa học - công nghệ nói riêng.

Phát biểu buổi lễ, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh ghi nhận và biểu dương những nỗ lực, cống hiến của tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức và người lao động của Cục SHTT trong suốt chặng đường 35 năm; mong muốn cục tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp xây dựng, khai thác hiệu quả hệ thống SHTT phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Bộ trưởng nêu rõ thành tựu trong suốt 35 năm xây dựng và phát triển của cục, như hệ thống pháp luật về SHTT cơ bản được hoàn thiện, tạo sự đồng bộ với hệ thống pháp luật về KH&CN và hệ thống pháp luật của Việt Nam nói chung; tạo lập một hệ thống tài sản trí tuệ với khoảng 330.000 văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp; hợp tác quốc tế về SHTT phát triển mạnh. 

Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh phát biểu

Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh phát biểu 

Bộ trưởng đánh giá, cùng với quá trình phát triển đất nước, Cục SHTT đã đạt nhiều thành tựu đáng kể; thực hiện tốt vai trò đầu mối giúp Chính phủ và Bộ KH&CN thống nhất quản lý nhà nước về SHTT và trực tiếp quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp. Cục đã triển khai một cách toàn diện các hoạt động trọng tâm.

Cụ thể, hệ thống pháp luật về SHTT cơ bản được hoàn thiện, tạo sự đồng bộ với hệ thống pháp luật về KH&CN cũng như hệ thống pháp luật của Việt Nam nói chung; phù hợp với chuẩn mực phổ cập của thế giới và đang hướng tới các chuẩn mực tiên tiến của thế giới theo cam kết của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

"Với sự đóng góp quan trọng của SHTT, chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) và chỉ số Cạnh tranh toàn cầu (GCI) của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể, tạo thuận lợi cho môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Năm 2017, GII của Việt Nam tăng 12 bậc xếp 47/127, đây là thứ hạng cao nhất chúng ta đạt được" - Bộ trưởng nói.

Bên cạnh việc nêu bật những đóng góp, thành tựu của cục, Bộ trưởng cũng chỉ ra một số hạn chế đang cản trở sự phát triển như tình trạng tồn đọng đơn, tổ chức và hoạt động của hệ thống SHTT, những thách thức đối với lĩnh vực SHTT trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Để khắc phục các hạn chế đó và tiếp tục phát triển hơn nữa, Bộ trưởng nhấn mạnh, trước mắt, Cục SHTT cần tập trung vào thực hiện một số nhiệm vụ như xây dựng và trình Thủ tướng ban hành Chiến lược SHTT quốc gia; xác định các giải pháp để nhanh chóng giải quyết tình trạng tồn đọng đơn đăng ký quyền sở hữu công nghiệp.

"Đặc biệt, cần tăng cường mạnh mẽ việc ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý đơn đăng ký quyền sở hữu công nghiệp nói riêng, hoạt động của cục nói chung; đổi mới mô hình hoạt động, nâng cao chất lượng công tác quản lý, tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao đời sống của cán bộ công chức, viên chức và người lao động; đảm bảo sự đoàn kết, ổn định của cơ quan" - Bộ trưởng nói.

Nâng cao vai trò quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

Nói về thành tựu trong công tác xây dựng chính sách, pháp luật về SHTT, ông Đinh Hữu Phí cho biết: "Trong 35 năm qua, cục là đầu mối chủ trì soạn thảo để trình các cơ quan có thẩm quyền ban hành Luật SHTT, Pháp lệnh về SHCN, 18 nghị định, 20 thông tư hướng dẫn thi hành và góp ý kiến cho hàng trăm văn bản quy phạm pháp luật có các nội dung liên quan đến SHTT".

Ông Phí chia sẻ thêm, tính đến hết năm 2016, Cục SHTT đã cấp 16.439 bằng độc quyền sáng chế, 1.469 bằng độc quyền giải pháp hữu ích, 23.145 bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, 274.560 giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, 54 giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. Số lượng nhãn hiệu của người Việt Nam đã chiếm đến 68% số giấy chứng nhận nhãn hiệu được cấp ra, với 186.613 nhãn hiệu, đã góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế của đất nước.

Ông Đinh Hữu Phí phát biểu tại sự kiện.

Ông Đinh Hữu Phí phát biểu tại sự kiện.

Bên cạnh đó, hoạt động hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ được chú trọng triển khai với định hướng phát triển ngành kinh tế thâm dụng SHTT và tăng tỷ trọng đóng góp của SHTT vào sự phát triển của KH&CN, cũng như của nền kinh tế quốc dân. Cục đã thực hiện một loạt hoạt động nhằm thúc đẩy hình thành và phát triển tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp thông qua Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ. Theo đó, Chương trình đã hỗ trợ đăng ký bảo hộ cho 61 sáng chế/giải pháp hữu ích, hỗ trợ áp dụng 11 sáng chế, hỗ trợ bảo hộ và quản lý quyền cho 109 sản phẩm đặc thù của địa phương, tổ chức tập huấn cho khoảng 30.000 lượt người và phát sóng hàng nghìn chương trình tuyên truyền về SHTT trên toàn quốc.

Vai trò và vị thế của cục trong hoạt động hợp tác quốc tế ngày càng được khẳng định ở cả phương diện song phương và đa phương. Ngoài việc tích cực tham gia các hoạt động trong khuôn khổ các diễn đàn đa phương như WTO, APEC, ASEAN và ASEM, cục đã có quan hệ hợp tác với Cơ quan SHTT hàng đầu thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, EU, Thụy Sỹ...

Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của lĩnh vực sở hữu trí tuệ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, trong thời gian gần đây, Cục đã triển khai một loạt các giải pháp để khắc phục những tồn tại và hạn chế nêu trên; trong đó Cục đang phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai xây dựng Chiến lược quốc gia về sở hữu trí tuệ để định hướng phát triển cho toàn bộ hệ thống sở hữu trí tuệ nói chung và Cục Sở hữu trí tuệ nói riêng; triển khai đổi mới cơ cấu tổ chức của Cục; nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin phục vụ công tác quản trị và xử lý đơn; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho Cục Sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp và xã hội; hoàn thiện cơ chế xử lý đơn, từng bước khắc phục tình trạng tồn đọng đơn SHCN; nâng cao vai trò quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ của Cục, v.v

"35 năm - một chặng đường chưa dài, nhưng với sự đoàn kết, gắn bó, tâm huyết, sáng tạo của các thế hệ cán bộ Cục SHTT chúng ta có quyền tin tưởng rằng cục sẽ tiếp tục phát triển vững chắc, ngày càng khẳng định được vai trò, vị trí quan trọng của mình trong hoạt động KH&CN nói riêng và trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, đóng góp xứng đáng vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ mới", ông Phí nhấn mạnh.

Theo Truyenthongkhoahoc


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.