Liên kết website

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

 

 

Ngày 06/3/1984 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Quyết định số 35-HĐBT, phân vạch địa giới một số xã thuộc tỉnh Đắk Lắk; chia xã Ea Bông thành 3 đơn vị hành chính lấy tên là xã Ea Bông, xã Dur Kmăl và thị trấn Buôn Trấp: Xã Dur Kmăl có các Buôn Dur, Kmăn, Krang. Địa giới của xã Dur Kmăl ở phía đông giáp xã Buôn Triết, thuộc huyện Lắc; phía tây giáp xã Quảng Điền; phía nam giáp xã Buôn triết thuộc huyện Lắc; phía bắc giáp xã Ea Bông, xã Ea Tiêu.

Đến năm 2003 tách thành hai xã Dur Kmăl và xã Băng Adrênh. Phần còn lại của xã có tổng diện tích tự nhiên 7.034 ha, được phân chia thành 7 thôn, buôn: Có 3 thôn (Sơn Thọ, thôn Buôn Triết, thôn Buôn Dur II); có 4 buôn (Buôn Krông, Buôn Krang Buôn Kmăn, Buôn Dur I). Xã được xem là vùng hậu cứ cách mạng của tỉnh Đắk Lắk tiêu biểu là Buôn Kmăn, Buôn Dur I.

1. Bản đồ hành chính

Diện tích: 7.034 ha

Phía bắc giáp xã Băng A Drênh, thị trấn Buôn Trấp - huyện Krông Ana;

Phía nam giáp các xã Đăk Liêng; Buôn Tría -  huyện Lăk;

Phía đông giáp xã Ea Trul - huyện Krông Bông;

Phía tây giáp xã Quảng Điền - huyện Krông Ana.

Bao gồm 07 thôn/buôn:

STT

TÊN XÃ/THÔN

DIỆN TÍCH (ha)

1

Thôn Sơn Thọ

548,88

2

Thôn Buôn Dur II

169,38

3

Thôn Buôn Triết

1.394,14

4

Buôn Dur I

1.076,28

5

Buôn Kmăn

1.175,00

6

Buôn Krang

2.270,04

7

Buôn Krông

400,30

 

 

2. Địa hình - Địa chất – Khí hậu - Thuỷ văn

a) Địa hình

Xã Dur kmăl có kiểu địa hình đặc trưng của Cao nguyên Nam trung bộ đó là các đồi dốc có đỉnh tương đối cao, sườn có độ dốc trung bình từ 15-25 và các đồi lượn sóng. Độ cao trung bình từ 400-500m so với mặt nước biển. Do địa hình dốc, chia cắt mạnh, hệ thống sông, suối kết hợp với lượng mưa lớn và tập trung vào mùa mưa nên quá trình rửa trôi và xói mòn đất ở đây xảy ra mạnh mẽ. Bên cạnh đó còn có dạng địa hình thấp là vùng đồng ruộng chạy dọc theo bờ sông Krông Ana phân bố ở vùng đông nam đến hết vùng tây nam của xã, địa hình tương đối bằng phẳng. Đây là vùng trọng điểm phát triển cây lúa nước của xã.

Tổng diện tích đất tự nhiên: 7.034ha. Trong đó được phân ra:

Đất nông nghiệp4.984,63 ha

+ Đất trồng cây hằng năm: 2.616,83 ha

+ Đất trồng cây lâu năm: 2.367,80 ha

Đất lâm nghiệp1.570,91 ha

Đất chưa sử dụng: 70,45 ha

+ Đất bằng chưa sử dụng: 70,45ha

b) Khí hậu

Xã Dur Kmăl chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu gió mùa Tây Nam, thường mang đặc điểm chung của khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm, tạo nên hai mùa rõ rệt.

Nhiệt độ trung bình năm 23,50C, nhiệt độ cao nhất trong năm 31,80C, nhiệt độ thấp nhất trong năm 17,90C, các tháng có nhiệt cao nhất là tháng 3 và tháng 4, tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 12, tổng tích nhiệt năm 8.000 - 8.5000C, bình quân giờ chiếu sáng trong năm 1.700 - 2.400 giờ.

Lượng mưa lớn nhất trong năm 2.334mm, lượng mưa thấp nhất năm 610mm, trung bình đạt 1.900 mm - 2.100 mm; lượng mưa trung bình tháng về mùa mưa 254,87mm chiếm 92% lượng mưa trong năm, lượng mưa trung bình tháng về mùa khô 30,76mm chiếm 8% lượng mưa trong năm, số ngày mưa trung bình năm 197 ngày.

Độ ẩm tương đối hàng năm: 81% - 83%, độ bốc hơi của mùa khô 14,9 - 16,2mm/ngày.

Hướng gió thịnh hành mùa mưa là Tây Nam, hướng gió thịnh hành mùa khô là Đông Bắc, tốc độ gió bình quân 2,4 - 5,4m/s, hầu như không có bão.

+ Xã Dur Kmăl có Suối Krông Điết và sông Krông Ana, cùng một só hệ thống khe, suối nhỏ góp phần lớn vào nguồn nước trên địa bàn, phân bố đều khắp trên địa bàn. Do lượng mưa phân bố không đều, mùa mưa kéo dài, nước lớn dâng nhanh, thường gay ngập úng, về mùa khô thì nắng hạn, nước rút nhanh. Ngoài hệ thống sông suối, trên địa bàn còn có 02 đập nước (Đập Sơn Thọ và Đập E Atlinh) cung cấp nước cho việc chống hạn vào mùa khô. Nhìn chung các suối và đập trong vùng đều nhiều nước trong mùa mưa, ít nước vào mà khô.

+ Hệ thống Hồ, Đập: Trên địa bàn còn có 02 đập nước (Đập Sơn Thọ và Đập E Atlinh) cung cấp nước cho việc chống hạn vào mùa khô. Nhìn chung các suối và đập trong vùng đều nhiều nước trong mùa mưa, ít nước vào mà khô.

+ Hệ thống nước ngầm: Theo thực tế kết quả các giếng khoan của nhân dân trên địa bàn xã khai thác để cấp nước sinh hoạt của nhân dân cho thấy nguồn nước ngầm trên địa bàn xã Dur Kmăl ở mức trung bình từ 40 đến 80m. Lượng nước này chỉ phù hợp với việc khai thác nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của khu dân cư, khả năng khai thác để phục vụ sản xuất nông nghiệp là hạn chế.

3. Cơ cấu dân số:

Tổng số dân: 6.840 khẩu

Được phân chia cụ thể như sau:

STT

Tên xã/thôn xóm

Số dân

Diện tích (ha)

1

Thôn Sơn Thọ

495

548,88

2

Thôn Buôn Dur II

506

169,38

3

Thôn Buôn Triết

1.544

1.394,14

4

Buôn Dur I

1.413

1.076,28

5

Buôn Kmăn

1.089

1.175,00

6

Buôn Krang

914

2.270,04

7

Buôn Krông

429

400,30

 

Hiện tại có 7 dân tộc đang sống trên địa bàn xã.

Người dân ở thôn buôn sinh sống bằng nghề nông.

STT

TÊN DÂN TỘC

SỐ THÔN BẢN

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TÍNH HÌNH SINH SỐNG

1

Kinh

Thôn Sơn Thọ

Làm nông

2

Kinh

Thôn Buôn Dur II

Làm nông

3

Kinh – Tày – Cao lan

Thôn Buôn Triết

Làm nông

4

Ê Đê – Kinh – Nùng – Tày – Mường

Buôn Dur I

Làm nông

5

Ê Đê

Buôn Kmăn

Làm nông

6

Ê Đê

Buôn Krang

Làm nông

7

Ê Đê – Tày

Buôn Krông

Làm nông

 
°
Số lượt truy cập
Thống kê: 29.870
Online: 66